Phương pháp định tuyến động trên Linux

Một phần của tài liệu Giáo trình xây dựng hệ thống mạng nguồn mở (ngành công nghệ thông tin) (Trang 45 - 52)

2.2.2.1 RIP

RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, đăng gửi toàn bộ routing table ra tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới remote network. Thuật toán màRIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford.

Mình sử dụng lại mô hình của bài định tuyến tĩnhở bài trước. Trong này sẽ có 4 máy chạy hệ điều hành CentOS. Các máy có Card mạng và IP như hình bên dưới [2].

Hình 2.13-Sơđồđịnh tuyến với 2 router

Như ta thấy, 2 máy tính có IP là 172.16.3.2 và 172.16.2.2 khác mạng nên chúng không liên lạc được với nhau!. Chúng ta sẽ tiến hành cấu hình định tuyế trên 2 máy CentOS còn lại, đóng vai trò là Router.

Cài đặtphầnmềmđịnh tuyến:

Quagga là gói phần mềm định tuyến chạy trên các hệ điều hành Linux hỗ trợ các giao thức định tuyến như RIPv1, RIPv2, RIPng, OSPFv2, OSPFv3, BGP-4, và BGP-4+. Quagga hỗ trợ định tuyến tốt cả trên nền IPv4 lẫn IPv6 . Quagga thực ra là phiên bản được ”kế thừa” từ Zebra đãngưng phát triển từ lâu! .

Cài đặt Quagga:

Đây là đường link có thể download Quagga 0.99.17 tại đây:

http://centos.alt.ru/pub/quagga/0.99.17/RHEL/RPMS/ i386/quagga-0.99.17-1.el5.i386.rpm

Hình 2.14-Download phần mềm quagga

Sau khi tải về xong, sử dụng lệnh để cài đặt nó:

rpm ivh quagga-0.99.17-1.el5.i386.rpm

Mặc định, các file cấu hình định tuyến của Quagga sẽ được chứa ở thư mục /etc/quagga/. Đầu tiên chúng ta sẽ cấu hình file zebra.conf

Gõ lệnh:

vi /etc/quagga/zebra.conf

Thiết đặt file có nội dung như sau:

hostname khanh.com.vn password zebra

enable password zebra

Trong đó, zebra chính là mật khẩu!.

Tiến hành lưu lại file zebra.conf và khởi động dịch vụ zebra:

service zebra start

Tiếp tục, ta sử dụng Telnet để cấu hình IP và định tuyến.

Gõ lệnh kết nối và đăng nhập với mật khẩu “zebra”đã tạo ở trên. Gõ lệnh:

telnet 127.0.0.1 2601

Hình 2.15-telnet vào quagga tại bộđịnh tuyến

Sau khi đăng nhập thành công. Tiến hành cấu hình IP như hình dưới đây. Với 172.16.2.1/24 và 172.16.1.1/24 lần lượt là IP của 2 card eth0 và eth1 của máy CentOS làm Router.

Hình 2.16-Cấu hình ip route cho bộđịnh tuyến tĩnh

Sau khi cấu hình IP xong, khởi động lại dịch vụ zebra:

service zebra restart

Chú ý: Nếu trong quá trình lưu file zebra.conf gặp lỗi Can't open configuration file /etc/zebra/zebra.conf thì bạn làm như sau:

vi /etc/selinux/config

Đổi SENLINUX=enforcing thành SELINUX=permissive => Khởi động lại

máy.

Tiếp tục ta tiến hành cấu hình định tuyến RIP. Gõ lệnh

vi /etc/quagga/ripd.conf

Lưu file trên với nội dung như sau:

hostname khanh.com.vn-rip password zebra

enable password zebra

Sau đó khởi động dịch vụ ripd:

service ripd start

Hình 2.17-Cấu hình định tuyến tĩnh cho card thứ 2

Đăng nhập thành công. Tiến hành cấu hình định tuyến RIP như hình dưới đây. Với 172.16.1.0/24 và 172.16.2.0/24là địa chỉ mạng mà máy CentOS làm Router đang kết nối trực tiếp tới.

Hình 2.18-Cấu hình rip cho bộđịnh tuyến tĩnh

Tiến hành khởi động lại dịch vụ ripd

service ripd restart

Vậy là đã cấu hình xong trên máy Router thứ 1. Ở máy Router thứ 2 ta thiết lập hoàn toàn tương tự

Sau khi cấu hình file zebra.conf như ở trên xong. Tiến hành telnet vào cổng 2601

Hình 2.19-Kiểm thử bằng telnet

Thiết đặt IP các card eth0eth1

Hình 2.20-Đặt IP cho card eth0 và eth1

Tương tự, ta tiếp tục cấu hình nội dung file ripd.conf như ở máy Router 1 cho Router2. Sau đó khởi động dịch vụ ripd

Hình 2.21-Khởi động dịch vụ ripd

Hình 2.22-Telnet đến cổng 2602

Khai báo các mạng mà máy Router 2 kết nối trực tiếp tới.

Hình 2.23-Telnet đến cổng 2602

Sau khi cấu hình định tuyến trên 2 máy Router xong. Tiến hành kiểm tra lại bảng định tuyến của 2 máy Router này. Nếu cấu hình thành công thì trong bảng định tuyến ta sẽ có đường NET nhưng hình bên dưới.

Hình 2.24-Xem bảng định tuyến router 1

Hình 2.25-Xem bảng định tuyến router 2

Chú ý: Trong RIP thì cứ 30s Router sẽ cập nhật lại nội dung bảng định tuyến 1 lần.

OK. Bây giờ kiểm tra kết nối giữa 2 máy 172.16.2.2 và 172.16.3.2

Hình 2.26-Ping qua máy 172.16.2.2

Hình 2.27-Ping qua máy 172.16.3.2

Kết quả là 2 máy đã nhìn thấy nhau. Cấu hình định tuyến RIP thành công.

Một phần của tài liệu Giáo trình xây dựng hệ thống mạng nguồn mở (ngành công nghệ thông tin) (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)