Quy trình bảo dưỡng động cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình quấn dây máy điện (ngành điện công nghiệp) (Trang 47)

II. Nội dung

1.2 Quy trình bảo dưỡng động cơ

1.2.1 Làm sạch vỏ động cơ.

Dùng giẻ khô lau sạch động cơ, phía bên trong thì dùng cọ lông để quét trên phần lõi thép và cuộn dây.

Chú ý:+ Làm nhẹ ta để khỏi làm trầy xước dây quấn.

Không được dùng xăng hay dầu bôi để lau sạch rửa động cơ.

1.2.2 Kiểm tra tổng quát tình trạng động cơ

- Xem xét vỏ máy: Quan sát thân máy và nắp máy xem có chỗ nào bị nứt, rỗ, móp méo không, nhất là vị trí lắp ổ trụ.

- Xem xét rôto: Quan sát thanh dẫn rôto lồng sóc có bị rỗ, nứt hoặc bong ra hay không? Cổ trục rôto có bị rỗ, mòn hay ô van?

- Kiểm tra vòng bi: Nếu thấy vết xước vòng theo chu vi mạch từ rôto, dùng tay lắc vòng bi theo dọc trục mà cảm nhận có độ rơ thì chắc chắn vòng bi bị mài mòn nhiều. Để kiểm tra một cách chính xác thì phải rửa sạch vòng bi bằng dầu rồi kiểm tra.

- Kiểm tra dây quấn stato: Dùng mê gôm mét, đồng hồ VOM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

GIÁO TRÌNH QUẤNDÂY MÁY ĐIỆN

48 - Đo liên lạc từng pha.

- Đo cách điện giữa các pha.

- Đo điện trở từng pha, đo cách điện giữa cách pha.

1.2.2.1 Kiểm tra cách điện.

Bước 1: Kiểm tra thông mạch

Dùng đồng hồ đa năng kiểm tra từng cặp cuộn dây nếu kim đồng hồ lên thì cuộn dây còn tốt, kim không lên thì cuộn dây bị đứt

Bước 2: Kiểm tra cách điện giữa dây quấn stato và lõi thép (kiểm tra cách điện từng cuộn dây một)

Kim Mê gômmét chỉ 0.5MΩ trở lên thì đạt yêu cầu kỹ thuật

Kim Mêgômê mét chỉ nhỏ hơn 0,5 M Ω thì không đạt yêu cầu kỹ thuật

Hình 29: Cách kiểmtra cách điện

Bước 3: Kiểm tra cách điện giữa các pha:

Mê gôm mét chỉ 2 M Ω - đạt yêu cầu kỹ thuật

Mê gôm met chỉ 0,3M Ω - không đạt yêu cầu kỹ thuật.

Hình 30: Kiểm tra cách điện giữa các pha

Bước 4: Kiểm tra độ rò điện ra vỏ động cơ

Cấp điện cho động cơ

Đồng hồ V.O.M để ở thang đo điện áp xoay chiều 250 V

Que đỏ của đồng hồ nối vào vỏ cuả động cơ, que đen nối đất → đồng hồ chỉ 0V: dạt yêu cầu kỹ thuật

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN Kiểm tra thông mạch: Ba pha phải liền mạch có giá trị điện trở bằng nhau. Kiểm tra cách điện:

- Cách điện giữa các pha với vỏ. - Cách điện giữa các pha với nhau. - Cả hai trường hợp có Rcd≥1M

1.3 Đấu dây động cơ

Z X Y Z X Y Z X Y

Xác định giá trị điện áp định mức: Đọc giá trị điện áp định mức của động cơ ghi trên nhãn máy và xác định kiểu đấu dây (Y hoặc ∆).

Đấu dây vận hành: (trường hợp các đầu dây ra của động cơ không còn kíhiệu) Đấu dây theo sơ đồ đã xác định (Y hoặc ∆) tại hộp nối dây và gắn giấyphản quang lên trục động cơ.

A B C

Z X Y

Hình 32: Hộp nối dây

+ Đóng cầu dao cấp nguồn cho động cơ hoạt động.

1.3 Bảo dưỡng cơ khí

Trình tự lắp ráp:

B1: Lắp vòng bi :

Cố định phía đầu trục roto không có gắn cánh quạt lên ê-tô, làm vệ sinh vòng bi và vị trí cổ trục lắp vòng bi.

Đặt vòng bi vào cổ trục, lồng ống thép tì lên áo trong của vòng bi, kê thanh gỗ lên đầu ống thép và dùng búa nguội tác động ép vòng bi vào.(Hình-32)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

GIÁO TRÌNH QUẤNDÂY MÁY ĐIỆN

50 Tương tự lắp vòng bi còn lại và lắp nắp động cơ phía bên không có gắn nắp che cánh quạt.(đối với động cơ có công suất nhỏ

- Tháo roto ra khỏi ê-tô, kiểm tra vòng bi. 1-Vòng bi 2-Trục 3-Ống thép 4-Thanh gỗ 5-Búa nguội 5 4 3 2 1 Hình – 31

B2: Lắp rotor và nắp vào thân động cơ:

Quan sát chiều và vị trí làm dấu, đưa rotor vào trong lòng stato (không

làm trầy xước lõi thép và dây quấn)

Lắp và vặn bu lông cố định nắp với thân động cơ từng vị trí, sau đó dùng c lê hoặc tuýp vặn chặt đều từng vị trí đối nhau.

Tương tự lắp nắp động cơ còn lại (hình – 32).( gá phần bênđộng cơ

đã lắp nắp lên ê-tô để thực hiện lắp nắp còn lại) .

1 2 3 4 H- 32 1. Trục 2. Nắp động cơ 3. Điểm làm dấu 4. Thân động cơ

TRƯỜNG CAO CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

GIÁO TRÌNH QUẤNDÂY MÁY ĐIỆN

51

B3: Lắp cánh quạt và nắp che cánh quạt.

Lắp cánh quạt gió: Xác định chiều, đinh chốt (vít). Lắp nắp che quạt gió.

Chú ý: Sau khi lắp nắp xong phải quay roto xem có linh hoạt, nhẹ nhàng không,để xác định việc lắp ráp đã đạt yêu cầu chưa, nếu chưa đạt phải chỉnh sửa lại.

1.4 Bảo dưỡng bộ dây quấn

Tiến hành kiểm tra:

- Độ sạch bối dây stator, làm sạch bằng cáchthổi bụi.

- Độ chặt của nêm chèn, các nêm bị lỏng phải thay thế.

- Độ chặt của dây buộc cuộn dây Stator.

- Bộ phận quạt gió, các cánh quạt.

- Với cuộn dây stator, nếu cách điện bị xây sát trên bề mặt, phải sấy và sơn tẩm cách điện trở lại, sơn phủ chống ăn mòn.

1.5 Vận hành không tải

Kiểm tra dòng điện không tải.

Đo tốc độ n=nđm và dòng điện không tải I0= [(30 50 )%].Iđmlà đạt.

1.6 Kiểm tra các thông số của động cơ

Kiểm tra dòng điện khởi động của động cơ ở chế độ có tải Đấu dây vận hành

Dùng đồng hồ ampe kìm đo dòng điện khởi động. Tuỳ theo động cơ có trị số dòng khởi động. Ví dụ động cơ 3 pha ký hiệu: ∆/Y –220V/380V, hệ số công suất

Cosφ=0.7, công suất P = 2,8 KW

Hình 33: Dùng Ampe kìm đo dòng định mức của động cơ khi mang tải.

Ampe kìm chỉ giá trị Ikđ= 30A→ đạt yêu cầu + Ampe kìm chỉ Ikđ= 45A → không đạt yêu cầu -Kiểm tra dòng điện định mức của động cơ

-Tuỳ theo công suất của động cơ ta có dòng định mức tương ứng. Ví dụ: động cơ 3 pha ký hiệu: ∆ /Y –220V / 380V, hệ số công suất 0.7, công suất P = 2,8KW

+ Ampe kìm chỉ giá trị 6A→ đạt yêu cầu + Ampe kìm chỉ 8A→ không đạt yêu cầu -Kiểm tra tốc độ động cơ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN -Tốc độ kế chỉ 1450 vòng / phút→ đạt yêu cầu kỹ thuật

-Tốc độ kế chỉ 1200 vòng / phút→ không đạt yêu cầu kỹ thuật

Hình 34: Kiểm tra tốc độđộng cơ

-Kiểm tra phát nhiệt của động cơ ở chếđộ tải định mức -Nhiệt kế chỉ = 600 C→ đạt yêu cầu kỹ thuật

-Nhiệt kế chỉ > 600C → không đạt yêu cầu kỹ thuật

Câu hỏi ôn tập

a) Tự luận

Câu 1: Em hãy trình bày những quy định chung khi bảo dưỡng động cơ điện ?

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Câu 2: Em hãy nêu quy trình tháo lắp và bảo dưỡng phần cơ khí động cơ điện ……….

……….

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Câu 3: Em hãy nêu quy trình vậnhành động cơ ? ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

b) Trắc nghiệm

Câu 1:Điểm chụm sao của bộ dây stato động cơ điện KĐB 3 pha gồm các đầu dây:

A. AYZ hoặc BYX. B. XCZ hoặc AYZ.

C. BYX hoặc XYC. D. XYZ hoặc ABC.

Câu 2: Tốc độ của từ trường trong động cơ KĐB được tính theo biểu thức:

A. p f n1  60 B. p f n 2 60 1  C. f P n160 D. f P n 2 60 1

Câu 3:Một trong những hiện tượng xảy ra khi động cơ điện KĐB 3 pha đang làm việc với tải nếu mất điện một pha là:

A. Có tiếng kêu bất thường. B. Có tiếng kêu bình thường.

C. Có tiếng kêu cơ khí. D. Có tốc độ quay bình thường.

Câu 4: Điện trở cách điện (Rcđ) của động cơ điện hạ áp khi đưa vào sử dụng phải đạt:

A. Rcđ 0,5 M. B. Rcđ 0,3 M.

C. Rcđ 0,5 K. D. Rcđ 0,3 K.

Câu 5:Trước khi đấu nối các tổ bối dây để hình thành pha dây quấn động cơ điện phải:

A. Xác định các tổ bối dây của từng pha.

B. Xác định các bối dây cạnh nhau.

C. Xác định các bối dây trên một cực.

D. Xác định các đầu dây trên hộp cực.

Câu 6: Một trong những tác dụng của việcsơn tẩm cuộn dây stato động cơđiện là:

A. Tăng cường cách điện, độ bền cơ học và chống hút ẩm.

B. Tăng cường tính thẩm mĩ, cách điện và độ bền cơ học.

C. Tăng cường độ dẫn nhiệt, chống hút ẩm và độ bền cơ học.

D. Tăng cường dẫn điện, tính thẩm mĩ và độ bền cơ học.

Câu 7: Lõi thép Stato của động cơ điện trước khi lót cách điện phải:

A. Khô ráo, bị biến dạng. B. Khô ráo, có dầu bôi trơn.

C. Khô ráo, sạch sẽ, không bị biến dạng. D. Sạch, không cần khô.

Câu 8: Trên nhãn của động cơ điện KĐB 3 pha ghi: Y/ - 380/220V.

Nếu nguồn có Ud = 380V thì bộ dây của động cơ được đấu theo sơ đồ:

A. /YY B. Y C. YY D.

Câu 9: Tra mỡ vào ổ bi động cơ phải đạt:

A. 1/2 khoảng trống của bi. B. 1/3 khoảng trống của bi.

C. 2/3 khoảng trống của bi. D. Đầy khoảng trống của bi.

Câu 10: Địa chỉ các đầu dây của bộ dây stato động cơ điện KĐB 3 pha được đấu nối với nhau theo sơ đồ hình tam giác:

A. AZ; BX; CY. B. AB; XY; CZ. C. BC; AX; ZY. D. CA; BY; XZ.

Câu 11: Theo TCVN, dây pha của nguồn điện được kí hiệu bằng các chữ:

A. A - B - C B. A - C - B C. C - B - A D. B - C - A Câu 12: Phần đầu gấp của bìa lót cách điện rãnh Stato động cơ điện phải:

A. Bằng với chiều dài của rãnh B. Nằm trong rãnh.

C. Nằm ngoài rãnh. D. Nhỏ hơn chiều dài của rãnh

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

A. Ép dẻo. B. Ép nóng. C. Ép lạnh. D. Máy nén.

Câu 14:Trên nhãn của động cơ điện có ký hiệu RPM thể hiện:

A. Cỡ vỏ của động cơ. B. Ký hiệu của nơi sản xuất.

C. Ký hiệu của dãy động cơ. D. Tốc độ quay của động cơ.

Câu 15: Vật liệu cách điện rãnh động cơ điện hiện nay phổ biến là:

A. Giấy A4 . B. Bìa mica.

C. Giấy cactông. D. Bìa vở học sinh.

Câu 16: Dòng điện tại thời điểm bắt đầu khởi động trực tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sócthường có giá trị trong phạm vi nào sau đây?

A. (1  3) Iđm B. (8  10) Iđm

C. (5  7)Iđm D. (10  12) Iđm

Câu 17:Yêu cầu cân bằng động của phần quay động cơ điện:

A. Trọng tâm roto nằm trên đường trung tính hình học.

B. Trọng tâmroto không nằm trên đường tâm trục quay.

C. Trọng tâm roto nằm trên đường tâm trục quay.

D. Trọng tâm roto nằm trên đường trung tính vật lý.

Câu 18:Trước khi nối các tổ bối để hình thành pha dây quấn, phải thực hiện:

A. Cạo lớp cách điệnđầu bối.

B. Cạo một phần lớp cách điệnvị trí nối.

C. Cạo sạch lớp cách điện vị trí nối.

D. Giữ nguyên lớp cách điệnvị trí nối.

Câu 19:Khi xác định cực tính động cơ KĐB 3 pha, đo thông mạch dây quấn stato nhằm:

A. Xác định ABC, XYZ.

B. Xác định các đầu cuối.

C. Xác định các đầu đầu.

D. Xác định 2 đầu của từng pha dây quấn.

Câu 20: Động cơ điện KĐB 1 pha có yêu cầu momen khởi động lớn thì phải áp dụng biện pháp nào sau đây?

A. Giảm điện áp. B. Dùng tụ khởi động.

C. Tăng tần số nguồn. D. Dùng tụ làm việc.

Câu 21: Chế độ làm mát của động cơ điện quyết định thông số nào sau đây của dây quấn?

A. Tiết diện dây quấn. B. Số vòng dây quấn.

C. Bước dây quấn. D. Số mạch nhánh song song.

Câu 22:Quấn dây kiểu đồng khuôn cho động cơ điện thì các bối dây được quấn:

A. Nhiều cỡ khuôn.

B. Một tâm khuôn.

C. Cùng một cỡ khuôn.

D. Nhiều tâm khuôn.

Câu 23:Những dụng cụ tối thiểu phải sử dụng khi đấu nối bộ dâyđộng cơ điện:

A. Kìm điện, dao, kéo, mỏ hàn. B. Đồng hồ vạn năng, máy quấn.

C. Sơ đồ dây quấn, mỏ hàn. D. Máy quấn, cân đồng hồ.

Câu 24:Nhiệt độ sấy dây quấn động cơ sau khi tẩm sơn cách điện là:

A. (120 ÷ 150)0 B. (20 ÷ 40)0 C. (80 ÷ 110)0 D. (50 ÷ 70)0

Câu 25:Quấn dây kiểu đồng tâm cho động cơ điện thì các bối dây được quấn:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN

C. Trên cùng một khuôn. D. Trên nhiều tâm khuôn.

Câu 26:Một trong những yêu cầu kỹ thuật của mỡ bôi trơn vòng bi động cơ điện là:

A. Mỡ mềm, chịu nhiệt và chịu tốc độ.

B. Mỡ đặc rắn, chịu tốc độ, chịu ô xi hoá.

C. Mỡ mềm, chịu nhiệt và chịu mài mòn.

D. Mỡ đặc rắn, chịu nhiệt và chịu tốc độ.

Câu 27: Một trong những yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp nguồn chạy thử mạch điện điều khiển động cơ điện cần:

A. Kiểm tra dòng điện tải. B. Kiểm tra công suất nguồn.

C. Kiểm tra điện áp nguồn, tải. D. Kiểm trađiện áp nguồn.

Câu 28: Trước khi xác định cực tính động cơ KĐB 3 pha bằng nguồn điện xoay chiều phải:

A. Chạy thử động cơ bằng nguồn điện xoay chiều.

B. Tách riêng rẽ các đầu dây của các cuộn dây.

C. Nối các đầu dây của cuộn dây thành sơ đồ .

D. Nối các đầu dây của cuộn dây thành sơ đồ Y.

Câu 29: Các đầu dây từ bộ dây đưa ra hộp cực của động cơ điện phải được cách điện bằng:

A. Gen ruột gà. B. Gen nhựa cách điện.

C. Băng dính cách điện. D. Gen lụa cách điện.

Câu 30:Một trong những yêu cầu kỹ thuật về thông số của dây quấn stato động cơ điện KĐB 3 pha là:

A. Không cùng tiết diện và số vòng dây quấn trong cùng 1 nhóm bối khác nhau.

B. Trong một nhóm bối có tiết diện dây quấn khác nhau.

C. Có cùng tiết diện dây, số vòng dây khác nhau.

D. Có cùng tiết diện dây, số vòng dây trong các bối dây phải bằng nhau.

Câu 31: Trên nhãn của động cơ điện KĐB 3 pha có ghi:

Pđm = 1.1kW, cos = 0.85,= 85%, nguồn có Ud = 380V bộ dây nối Y Giá trị dòng điện định mức của động cơ là:

A. 3,3(A) B. 2,3(A). C. 2,6(A) D. 1,3(A) Câu 32: Mục đích của phương pháp đổi nối Y/∆ trong quá trình mở máy động cơ điện không đồng 3 pha là:

A. Giảm dòng điện khi khởi động. B. Giảm điện áp khi khởi động.

C. Tăng công suất động cơ. D. Tăng dòng điện khi khởi động.

Câu 33: Bản chất của việc đảo thứ tự pha để đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha là:

A. Thay đổi tần số của nguồn.

B. Đảo chiều quay từ trường.

C. Thay đổi trị số điện áp nguồn.

D. Đảo chiều dòng điệntoàn bộ các pha

Câu 34: Một trong những yêu cầu kỹ thuật của dây quấn động cơ điện KĐB 3 pha là:

A. Giá trị điện áp của các pha đối xứng nhau.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH KHOA ĐIỆN C. Giá trị điện áp của các pha bằng nhau.

D. Giá trị điện trở của các pha bằng nhau.

Câu 35:Kiểm tra điện trở cách điện bộ dây stato động cơ KĐB 3 pha cần:

A. Đo cách điện giữa các pha.

B. Đo cách điện pha với võ động cơ.

C. A, B và C đều sai.

Một phần của tài liệu Giáo trình quấn dây máy điện (ngành điện công nghiệp) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)