Nâng cao khả năng giao tiếp của các cán bộ tín dụng khi trực tiếp giao tiếp

Một phần của tài liệu 5_NguyenThiUyenPhuong_QT1501T (Trang 63 - 64)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.2.4 Nâng cao khả năng giao tiếp của các cán bộ tín dụng khi trực tiếp giao tiếp

tiếp với khách hàng

Việc giao tiếp với khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng, góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, đây chính là phương thức quảng cáo tốt nhất cho Ngân hàng với một chi phí thấp nhất.

Điều quan trọng nhất trong chính sách giao tiếp với khách hàng là thái độ phục vụ, tác phong của nhân viên Ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng. Dưới con mắt của khách hàng, nhân viên chính là hình ảnh của Ngân hàng. Do vậy, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, cùng vưói tác phong công nghiệp nhanh chóng, chính xác, nhân viên Ngân hàng sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của Ngân hàng.

Tôn trọng khách hàng: thể hiện ở việc cán bộ tín dụng biết cách ứng xử công bằng, bình đẳng giữa các khách hàng. Biết khắc phục, ứng xử khéo léo, linh hoạt và làm hài lòng khách hàng. Sử dụng ngôn ngữ dể hiểu, có văn hóa; trang phục gọn gàng theo đúng quy định của ngân hàng; đón tiếp khách hàng với thái độ niềm nở và thân thiện…

Lắng nghe hiệu quả: cán bộ tín dụng cần khuyến khích khách hàng chia sẻ những mong muốn, những nhu cầu của họ về sản phẩm mà họ đnag sử dụng; từ

đó nắm bắt kịp thời và tư vấn cho lãnh đạo cấp trên đưa ra những cải tiến về các sản phẩm, dịch vụ cũng như giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết.

Trung thực trong giao tiếp với khách hàng: mỗi cán bộ tín dụng cần hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, nhiệt tình và trung thực cho khách hàng; thẩm định đúng thực trạng hồ sơ của khách hàng và không có bất cứ yêu cầu hay đòi hỏi nào đối với khách hàng để vụ lợi.

Một phần của tài liệu 5_NguyenThiUyenPhuong_QT1501T (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w