Thực trạng pháp luật về các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 95 - 103)

TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ

3.2.1.Thực trạng pháp luật về liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế

Hiện nay, nền kinh tế nước ta ở giai đoạn đang phát triển, trình độ kinh tế thấp, quy mô các công ty ở mức độ hạn chế, nhu cầu vốn để tiến hành mở rộng

sản xuất kinh doanh vẫn mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, liên kết vốn là hình thức liên kết chủ yếu trong các TĐKT tại Việt Nam.

Liên kết vốn trong TĐKT được hình thành từ quá trình đầu tư của công ty này nhằm sở hữu cổ phần, phần vốn góp trong công ty khác. Hoạt động đầu tư bao gồm góp vốn thành lập công ty, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty. Quy định về liên kết vốn trong TĐKT đối với TĐKT nhà nước và TĐKT tư nhân cũng có những điểm khác biệt.

3.2.1.1. Liên kết vốn trong tập đoàn kinh t ế Nhà nước

Theo quy định tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP, TĐKT nhà nước bao gồm công ty mẹ, các công ty thành viên và công ty liên k ết.

Nguồn vốn đầu tư để thành lập công ty mẹ là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho doanh nghiệp [21]. Công ty thành viên trong tập đoàn là công ty con ở các cấp khác nhau trong TĐKT.

Thứ nhất, về bản chất liên kết vốn trong TĐKT nhà nước

Liên kết vốn trong TĐKT Nhà nước hình thành từ hoạt động đầu tư góp vốn từ công ty mẹ vào các công ty con. Vi ệc thay đổi từ cơ chế giao vốn sang đầu tư vốn đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của TĐKT nhà nước. Chuyển từ giao vốn sang đầu tư vốn là cơ sở để từ bỏ cơ chế xin - cho, thụ động chờ vốn của các công ty con, công ty mẹ trực tiếp quản lý công ty con thông qua các công c ụ kinh tế, không phải hành chính. Công ty con có ngu ồn vốn độc lập do đó cũng chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh [59].

Hoạt động đầu tư từ công ty mẹ vào các công ty con ph ải đảm bảo những nguyên tắc nhằm tối đa hóa hiệu quả nguồn vốn đầu tư Nhà nước. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP, Nhà nước cho phép công ty mẹ được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của công ty mẹ để đầu tư thành lập công ty con [19]. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù h ợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của công ty m ẹ, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của côn g ty mẹ đã được chủ sở hữu giao. Hoạt động đầu tư đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Công ty mẹ không được góp vốn hoặc đầu tư vào các công ty con trong lĩnh vực bất động sản (trừ trường hợp công ty mẹ có ngành ngh ề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chín h phủ.

Các liên k ết vốn trong TĐKT là những liên kết theo đơn cấp, đầu tư từ công ty ở cấp cao xuống công ty ở cấp thấp hơn. Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) đầu tư thành lập công ty con (gọi là doanh nghiệp cấp II). Công ty con (doanh nghiệp cấp II) đầu tư thành lập công ty con (gọi là doanh nghiệp cấp III). Đối với TĐKT Nhà nước, pháp luật không cho phép hoạt động “đầu tư chéo” trong tập đoàn. Công ty con không được đầu tư nắm giữ cổ phần, phần vốn góp trong công ty mẹ, các công ty con trong tập đoàn khôn g được đầu tư vốn để sở hữu chéo lẫn nhau. Đây là quy định chặt chẽ để loại bỏ hoàn toàn sở hữu chéo trong các TĐKT nhà nước. Mặc dù sở hữu chéo mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển TĐKT như: Sở hữu chéo thắt chặt mối liên kết giữa các công ty t rong tập đoàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các cú sốc bên ngoài do điều kiện kinh tế thay đổi quá nhanh, góp phần ổn định công việc kinh doanh; sở hữu chéo tạo nguồn tài chính dồi dào bền vững, đặc biệt đối với các doanh nghiệp là công ty

con, công ty liên kết; sở hữu chéo làm giảm nguy cơ bị thâu tóm, đặc biệt là các công ty con; sở hữu chéo tạo ra cơ cấu sở hữu ổn định, hạn chế tranh chấp nội bộ, các doanh nghiệp thống nhất lựa chọn chính sách, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, thay vì tạo giá trị lớn nhất cho cổ đông [132]. Tuy nhiên, mục tiêu của Nhà nước khi tiến hành đầu tư là phải bảo toàn và kiểm soát được nguồn vốn. Ngăn chặn sở hữu chéo trong tập đoàn là gi ảm bớt những gánh nặng lên hoạt động quản trị trong tập đoàn và làm tăng tính minh bạch về tài chính.

Thứ hai, các hình thức đầu tư hình thành liên kết vốn góp trong TĐKT nhà nước

Về hình thức đầu tư, công ty mẹ có thể đầu tư thành lập công ty con 100% vốn công ty mẹ; đầu tư, góp vốn chung với nhà đầu tư khác để thành lập công ty, do công ty m ẹ nắm quyền chi phối hoặc không chi phối.

(i) Đối với hình thức công ty mẹ đầu tư 100% thành lập công ty con. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công t y được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ. Quy định này nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư của công ty mẹ không lệch ra khỏi ngành nghề kinh doanh chí nh của tập đoàn. Bên cạnh đó, đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng những nguồn lực đặc trưng riêng có của TĐKT nhà nước. Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Nghị định số 25/2010/NĐ-CP và được quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP.

(ii) Đối với hình thức đầu tư, góp vốn chung với nhà đầu tư khác để thành lập công ty, do công ty mẹ nắm quyền chi phối. Công ty con ho ạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần được quy định trong Luật Doanh nghiệp (2005). Theo quy định tại Khoản 5 Điều

3 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, liên kết chi phối trong TĐKT nhà nước được xác định trên cơ sở quyền của cổ đông, thành viên góp v ốn chi phối của doanh nghiệp. Như vậy, Nghị định 69/2014/NĐ-CP không quy định một mức sở hữu cổ phần, phần vốn góp cụ thể để xác định tính chất chi phối trong TĐKT nhà nước. Trong khi đó, theo điều lệ của các TĐKT đều xác định mức góp vốn chi phối là trên 50%. Đây là một điểm mới đáng ghi nhận của Nghị định 69/2014/NĐ-CP, sự đổi mới này hoàn toàn phù h ợp với mức độ ngày càng ph ức tạp của các liên kết kinh tế trên thị trường. Quy định này tạo ra tính mở khi xác định quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con trong TĐKT nhà nước. Thực tế kinh doanh cho thấy, công ty mẹ không nhất thiết phải sở hữu tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp trên 50% công ty con mới có khả năng chi phối hoạt động của công ty con. Mặc dù vậy, quy định cũng tạo ra khó khăn trong xác định thời điểm hình thành quan hệ công ty mẹ- công ty con trong TĐKT nhà nước.

Công ty mẹ giữ quyền chi phối có những quyền năng của một thành viên, cổ đông trong công ty con. Bằng cách giữ quyền chi phối, công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự, v.v.. trong công ty con. Mức độ kiểm soát của công ty mẹ tỉ lệ thuận với tỉ lệ vốn mà công ty m ẹ nắm gi ữ. Cơ chế quản lý tài chính tại công ty con được quy định trong pháp luật về doanh nghiệp và Nghị định số 99/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, một vấn đề của các công ty mẹ trong TĐKT Nhà nước đó là sự can thiệp vào công ty con thường mang tính chất hành chính mà khô ng thông qua các công c ụ được cung cấp cho thành viên, cổ đông công ty. Hoạt động thành lập các công ty con chi phối cũng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của tập đoàn.

(iii) Đối với hình thức đầu tư, góp vốn chung với nhà đầu tư khác để thành lập công ty, nhưng công ty mẹ không nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối. Các công ty mà công ty m ẹ không nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối được gọi

là công ty liên k ết của TĐKT. Công ty ở các cấp trong tập đoàn đều có thể tham gia thành lập những công ty liên kết. Công ty mẹ trong tập đoàn không chi ph ối công ty liên k ết, công ty mẹ thực hiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với số cổ phần, phần vốn góp chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển chung của tập đoàn, công ty m ẹ phải đặt ra những quy tắc riêng để quản lý hoạt động đầu tư vốn vào các công ty liên k ết. Nghị định 69/2014/NĐ-CP chỉ quy định việc thực hiện quyền của công ty mẹ với công ty liên k ết ở tư cách chủ sở hữu công ty theo điều lệ công ty. Thực tế, công ty mẹ cần định hướng sự phát triển của công ty liên kết theo xu hướng phát triển chung của tập đoàn. Khi hoạt động đầu tư không hiệu quả, công ty mẹ có thể thoái vốn khỏi các công ty liên kết, ngược lại, nếu công ty liên kế t trở thành một mắt xích không thể thiếu trong tập đoàn, công ty m ẹ có thể đầu tư thêm vốn để nắm tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp chi phối, biến công ty liên kết thành công ty con trong tập đoàn. Đây là vấn đề mà pháp lu ật chưa thực sự quan tâm và có điều chỉnh phù h ợp.

3.2.1.2. Liên kết vốn trong tập đoàn kinh t ế tư nhân

Liên kết vốn trong TĐKT tư nhân cũng được hình thành từ hoạt động đầu tư vốn như TĐKT nhà nước. Tuy nhiên, liên k ết vốn trong TĐKT tư nhân không bị giới hạn như TĐKT Nhà nước.

Thứ nhất, bản chất liên kết vốn trong TĐKT tư nhân

Về nguyên tắc tự do kinh doanh, nhà đầu tư được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, phương thức kinh doanh; chủ động mở rộng quy mô kinh doanh; tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn hợp lý. Vì vậy, công ty mẹ trong TĐKT tư nhân có quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh theo chiến lược của công ty, công ty mẹ được thành lập và tham gia góp v ốn chi phối công ty con. Pháp luật doanh nghiệp không quy định bắt buộc các công ty con trong TĐKT tư nhân phải đăng ký kinh

doanh ngành nghề kinh doanh chính hoặc ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

Trong TĐKT tư nhân, công ty mẹ được thành lập trên cơ sở thỏa thuận thành lập công ty của các thành viên, c ổ đông sáng lập. Các thành viên, cổ đông tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty mẹ, hình thành vốn kinh doanh ban đầu cho công ty mẹ. Hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả làm gia tăng vốn và nhu cầu đầu tư cho c ông ty m ẹ, dẫn đến hệ quả hình thành các công ty con. Công ty m ẹ tiến hành đầu tư vốn vào công ty con thông qua hành vi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty con và có quy ền chi phối hoạt động của công ty con. Nhóm thành viên, c ổ đông sáng lập ban đầu giữ quyền chi phối công ty mẹ và thông qua công ty m ẹ tiếp tục chi phối hoạt động của công ty con. Đây là hình thức phân tán rủi ro hiệu quả, từ nguồn vốn ban đầu, thông qua việc thành lập TĐKT, nhà đầu tư đã phân chia “dòng chảy” đầu tư về nhiều lĩn h vực khác nhau, vừa hạn chế được nguy cơ trong kinh doanh nhưng vẫn quản lý, chi phối tốt đồng vốn của mình.

Thứ hai, về hình thức liên kết vốn trong TĐKT tư nhân

Liên kết vốn trong TĐKT tư nhân phải mang tính chất chi phối. Liên kết chi phối được xác đị nh dựa trên số cổ phần, phần vốn góp mà công ty m ẹ sở hữu. Tỉ lệ cổ phần, phần vốn góp chi phối theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Doanh nghiệp (2014): “Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó”. Quy định này phù h ợp vớ i thông lệ quốc tế.

Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành không có quy định giới hạn về số cấp doanh nghiệp trong TĐKT tư nhân, về lĩnh vực đầu tư kinh doanh. TĐKT tư nhân có th ể phát triển tự do theo nhu cầu đầu tư của công ty mẹ trong tập đoàn.

Trước thời điềm Luật Doanh nghiệp (2014) có hiệu lực, pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế việc sở hữu chéo của các công ty trong các TĐKT tư nhân, các công ty trong TĐKT tư nhân có thể đầu tư và nắm giữ cổ

phần, phần vốn góp của nhau. Tuy nhiên, cùng v ới chính sách “hậu kiểm” trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp, không hạn chế sở hữu chéo đang tạo ra những hệ lụy phức tạp. Đó là việc thành lập tràn lan những TĐKT có quy mô vốn ảo, khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn đầu tư, việc chuyển lợi nhuận để giảm trừ nghĩa vụ thuế và khó khăn cho Nhà nước khi quản lý tập đoàn. Do đó, Luật Doanh nghiệp (2014) đã có quy định hạn chế sở hữu chéo theo quy định tại Khoản 2 Điều 189:

“Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công t y con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp v ốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”

Quy định về hạn chế sở hữu chéo đối với TĐKT tư nhân không chặt chẽ như đối với TĐKT nhà nước. Trong TĐKT tư nhân chỉ cấm công ty con đầu tư vào công ty m ẹ và các công ty con cùng c ấp tiến hành đầu tư chéo lẫn nhau. Như vậy, các công ty con ở các cấp khác nhau có thể tiến hành đầu tư chéo. Đây là hình thức mô hình TĐKT đa cấp đơn giản. Mặc dù, vi ệc quy định hạn chế sở hữu chéo ảnh hưởng tới quyền tự do kinh doanh của công ty, hạn chế khả năng gia tăng quy mô nhanh chóng của công ty mẹ, và tạo ra liên kết chặt chẽ hơn trong TĐKT. Trên cơ sở những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc khắc phục những hậu quả của chế độ sở hữu chéo, quy định của pháp luật doanh nghiệp hạn chế một phần sở hữu chéo là hoàn toàn phù h ợp trong bối cảnh hiện nay. Trong tương lai, khi khả năng quản lý Nhà nước trong đăng ký doanh nghiệp, thuế, tài chính được nâng cao, việc “cởi trói” những quy định về sở hữu chéo có thể đem

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w