Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 31 - 33)

Phân tích cơ cấu tài sản nhằm xem xét tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản giữa các kỳ với nhau, cho phép nhà quản lý đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn cũng như phân bổ vốn của doanh nghiệp có hợp lý với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì một cơ cấu tài sản cân đối có thể tối thiểu hóa chi phí huy động và tận dụng tối đa công suất sử dụng của tài sản.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh dọc với tổng tài sản, các loại tài sản cụ thể lần lượt được chia cho tổng tài sản

để xác định tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản. Công thức được xác định như sau: [14, tr178]

Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận tài sản

bộ phận tài sản chiếm = x 100 (2.2)

trong tổng tài sản Tổng tài sản

Ngoài ra, để cụ thể và xem xét sự thay đổi của từng nhân tố trong việc phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta có thể kết hợp phân tích dọc và phân tích ngang, theo một bảng tính như sau: [15, tr84]

Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch

Tài sản Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ

tiền trọng tiền trọng tiền trọng

(%) (%) (%)

A. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn

4. Hàng tồn kho

5, Tài sản dài hạn khác

B. Tài sản dài hạn

1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định

3. Đầu tư tài chính dài hạn 4. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng

Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu tài sản, chúng ta có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản để từ đó có thể đánh giá

được khái quát mức độ ảnh hưởng và đưa ra những chính sách hợp lý để đảm bảo cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w