Phân tích khối lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của các khu vực

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của đề tài luận án

2.1. Phân tích khối lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của các khu vực

vực tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn [28, 29, 32, 39, 46], tổng hợp và thống kê chi tiết khối lượng gạo sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu có phân chia theo khu vực trên cả nước trong 10 năm qua (2006 - 2015), mô tả theo bảng 2.1.

Bảng 2.1. Khối lượng gạo sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu của cả nước

và phân chia theo khu vực trong 10 năm qua (2006 - 2015)

Đơn vị tính: Triệu tấn

Khối Thống kê theo các năm, giai đoạn 2006 - 2015 lượng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 gạo Khối lượng gạo sản 23,852 24,681 23,903 24,655 24,993 26,371 27,152 27,125 27,700 26,865 xuất cả nước Khối lượng gạo tiêu 19,165 20,155 19,224 18,603 17,343 19,221 19,417 20,515 21,384 20,297 dùng cả nước

Khối lượng gạo xuất 4,687 4,526 4,679 6,052 7,650 7,150 7,735 6,610 6,316 6,568 khẩu cả nước

Khối lượng gạo xuất khẩu phân chia theo khu vực

Miền 0,170 0,164 0,169 0,220 0,280 0,261 0,283 0,242 0,231 0,240 Bắc Miền 0,031 0,029 0,032 0,040 0,051 0,047 0,051 0,044 0,042 0,043 Trung Miền 4,486 4,332 4,479 5,792 7,320 6,843 7,403 6,326 6,045 6,268 Nam

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, AGROINFO và IPSARD, 2015)

Từ kết quả trong bảng 2.1 xây dựng đồ thị mô tả theo hình 2.2.

Hình 2.2. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2006 đến 2015

Phân tích kết quả theo bảng 2.1 và hình 2.2, nhận xét rằng:

- Trung bình khối lượng gạo xuất khẩu trong 10 năm qua đạt 6,197 triệu tấn/năm, năng suất trung bình đạt 57,4 tạ/ha. Khối lượng gạo xuất khẩu biến đổi nhanh theo xu thế tăng, thấp nhất năm 2007 (đạt 4,526 triệu tấn), cao nhất năm 2012 (đạt 7,735 triệu tấn), sau đó giảm nhẹ và duy trì khá ổn định trong các năm tiếp theo, trong đó:

+ Khối lượng gạo xuất khẩu trung bình của Miền Bắc là 0,225 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 3,63 % khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước;

+ Khối lượng gạo xuất khẩu trung bình của Miền Trung là 0,041 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 0,66 % khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước;

+ Khối lượng gạo xuất khẩu trung bình của Miền Nam là 5,931 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 95,71 % khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

- Kết quả phân tích này khẳng định rằng: Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu tại khu vực Miền Nam.

Mặt khác, trong bảng 2.2 đã tổng hợp, thống kê chi tiết về diện tích trồng lúa, khối lượng lúa sản xuất và khối lượng gạo xuất khẩu trung bình trong 10 năm qua (từ 2006 - 2015) theo các vùng, miền trên cả nước.

Bảng 2.2. Diện tích, khối lượng lúa, khối lượng gạo xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo vùng miền của cả nước trung bình trong giai đoạn 2006 - 2015

Diện tích Khối Khối lượng Tỷ trọng Khu vực trồng lúa lượng lúa gạo xuất khẩu xuất khẩu

(Nghìn ha) (Triệu tấn) (Triệu tấn) (%)

Cả nước 7.761 44,550 6,197 - Miền Bắc 1.816 10,420 0,225 3,63 Miền Trung 1.466 8,415 0,041 0,66 Miền Nam 4.478 25,703 5,931 95,71 Đông Nam Bộ 0.294 1,688 0,032 0,54 Đồng bằng 4.184 24,015 5,899 95,17

sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, AGROINFO và IPSARD, 2015) Phân tích kết quả nhận được từ bảng 2.2, nhận xét rằng:

Bình quân hàng năm, tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt 7,761 nghìn ha, khối lượng lượng lúa cả nước đạt 43,737 triệu tấn, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 6,197 triệu tấn/năm, trong đó, đặc biệt chú ý Miền Nam, gồm:

- Đông Nam Bộ, tỷ trọng gạo xuất khẩu không đáng kể, chiếm 0,54%; - Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ trọng gạo xuất khẩu nhiều nhất và đạt 95,17% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tóm lại: Trên cơ sở kết quả phân tích kết quả nhận được từ bảng 2.1 và bảng 2.2, với 95,17% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước từ đồng

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w