sự cảm hứng của ngài?
Những giá trị nhân bản. Khi tôi nhìn vào những con chim hay thú vật, sự tồn tại của chúng không có sự thống trị, không có những điều kiện, không có tổ chức, nhưng những bà mẹ chúng biết chăm sóc chúng một cách tốt đẹp.
Đấy là tự nhiên. Trong loài người cũng thế, cha mẹ, đặc
biệt là những bà mẹ và con cái có một mối liên hệ ràng buộc nào đó rất thiêng liêng. Sữa mẹ là một dấu hiệu của
ảnh hưởng này. Chúng ta được tạo nên bằng sữa ấy. Sự
tồn tại của đứa trẻ hoàn toàn tùy thuộc trên tác động của người khác. Do thế, một cách căn bản, sự sinh tồn của mỗi cá nhân là tùy thuộc trên xã hội. Chúng ta cần những giá trị nhân bản này. Tôi gọi đây là những đạo đức trần gian, những niềm tin thế tục. Không có mối quan hệ với bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Ngay cả khi không có tôn giáo, chúng ta vẫn có khả năng để thực hành những giá trị nhân bản này.
50. GIAI CẤP
Hiện nay tại Ấn Độ đang còn tồn tại chế độ phân chia giai cấp. Nhiều dân nghèo thuộc giai cấp hạ tiện thấp nhất vẫn bị khinh miệt xếp vào Ộhạng người không ai dám đụng tớiỢ. Vào thập niên 1950, cố tiến sĩ Bhimrao Ambedkar thuộc giai cấp này, là một luật sư nổi tiếng, một bộ trưởng Tư Pháp đầu tiên, soạn ra bản Hiến Pháp của Ấn Độ, đã làm lễ quy y Tam Bảo và trở thành một Phật tử. Lúc bấy giờ noi gương tiến sĩ Bhimrao Ambedkar, hàng nghìn
người đã phát nguyện xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Mặc dù hiện nay họ tự nhận là Phật tử, nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Về mặt kinh tế, thực sự họ rất nghèo. Tôi thường bảo họ ỘChắnh quý vị phải nỗ lực cố gắng làm việc với niềm tin để cải thiện đời sống của mìnhỢ.
(An Open Heart)