II. Thi công đào đất hố móng
5- Biện pháp kỹ thuật thi công đào đất
- Do chiều rộng lớn nhất của hồ đào là: 4,944 (m) < 2R =10m. Với R là bán kính đào lớn nhất của máy do vậy ta chọn sơ đồ dọc đổ bên.
- Sau khi máy xúc đầy gầu, xoay cần 900 để đổ đất lên thùng xe: Xe di chuyển song song với h-ớng di chuyển giật lùi của máy đào
- Sơ đồ di chuyển của máy đào (xem bản vẽ TC 01) với sơ đồ này thì máy di chuyển đến đâu là đào đất đến đó, thuận lợi cho đ-ờng di chuyển của ôtô chở đất.
* Biện pháp đào thủ công:
- Dùng thủ công đào đất tới cao trình thiết kế, sửa hố móng theo thiết kế hố đào và moi đất tại những vị trí có cọc mà máy không đào đ-ợc.
- Các dụng cụ, xẻng, cuốc, kéo cắt đất
- Ph-ơng tiện vận chuyển xe cải tiến, xe cút kít.
- Khi thi công phải tổ chức hợp lý, phân tuyết đào tránh cản trở nhau. Đào thành từng lớp 0,2 - 0,3 (m) cần làm rãnh thoát n-ớc khi gặp trời m-a.
* Một số điều cần chú ý:
- Khi đào lớp cuối cùng đến cao trình thiết kế, đào tới đâu phải tiến hành đổ bê tông lót tới đó để tránh môi tr-ờng xâm thực kết cấu nguyên của đất.
- Khi thi công đào đất hố móng cần l-u ý đến độ dốc lớn nhất của mái dốc và phải chọn độ dốc hợp lý vì nó ảnh h-ởng đến khối l-ợng công tác đất, an toàn lao động và giá thành thi công công trình.
- Chiều rộng đáy móng tối thiểu phải bằng chiều rộng của kết cấu rộng với khoảng cách neo chằng và đặt ván khuôn cho đế móng, trong tr-ờng hợp đào đất có mái dốc thì khoảng cách giữa chân móng và chân mái dốc tối thiểu phải bằng : 0,2 m.
- Đất thừa và đất xấu phải đổ ra bãi quy định không đ-ợc đổ bừa bãi làm ứ đọng n-ớc, cản trở giao thông trong quá trình thi công công trình.
- Những phần đất đào nếu đ-ợc sử dụng trở lại phải để những vị trí hợp lý để sau này khi lấp đất chở lại hố móng mà không phải vận chuyển ra xa mà lại không ảnh h-ởng đến quá trình thi công đào đất đang diễn ra.
- Yêu cầu thi công nhanh, tránh gặp m-a làm sập thành hố móng. Có biện pháp tiêu thoát n-ớc hố móng trong tr-ờng hợp cần thiết nh- đào các rãnh thoát n-ớc, bố trí máy bơm hút n-ớc