Các giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5 pps (Trang 33 - 40)

Chúng ta đã nghiên cứu thực trạng các KCN, CCN ở Hà Nội và tính hấp dẫn của nó trong mối tương quan với các địa phương khác ở Việt Nam. Dưới đây là 5 giải pháp cần thiết cho việc phát triển các KCN ở Hà Nội:

Định hướng phát trin các KCN Hà Ni

Sự phát triển các KCN là một trong những động lực quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng phát triển. Hiện nay, chỉ với 370ha diện tích KCN đang hoạt động, nhưng các KCN Hà Nội đã cho thấy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong những năm tới đây, chắc chắn rằng các KCN sẽ tiếp tục đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội, nên việc mở rộng và phát triển thêm các KCN là yêu cầu quan trọng cần đặt ra đối với thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Tốc độ phát triển đô thị Hà Nội nhanh đến mức dường như không thể lường trước được. Đơn cử, những năm 60, KCN “Cao - Xà - Lá” (cao su, xà phòng, thuốc lá) đã được xem là nằm rất xa trung tâm thành phố, thì đến nay nó đã nằm gọn trong đô thị và đang phải tính đến chuyện di chuyển. Hay như CCN Vĩnh Tuy mới thành lập cách đây khoảng 5 - 6 năm, đến nay nó cũng đã nằm gọn trong khu đô thị.

Với tổng diện tích tự nhiên hiện tại là 921 km2, Hà Nội không thểđáp ứng được nhu cầu mở rộng các KCN hiện có và phát triển các KCN mới. Theo dự kiến quy hoạch phát triển Hà Nội đang được Bộ KHĐT xây dựng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003, Hà Nội sẽđược mở rộng cả về không gian đô thị, và không gian hành chính. Do vậy, việc xây dựng định hướng phát triển các hành lang công nghiệp Hà Nội cần dựa vào không chỉ chiến lược phát triển Hà Nội, mà còn cả vùng Đồng bằng sông Hồng và nay là vùng Thủđô. Do vậy, việc qui hoạch KCN Hà Nội không thể chỉ dựa trên qui mô diện tích hiện tại với dân số khoảng 3 triệu người, sau đó đưa công nghiệp ra ven đô như hiện nay mà cần nghiên cứu bố trí KCN trên qui mô diện tích quy hoạch Hà Nội khoảng 2.000 km2 (lớn gấp gần 2,5 lần Hà Nội

hiện nay), mở rộng sang các địa bàn lân cận. Với không gian như vậy, cần tính đến các KCN hiện hữu nằm dọc các cửa ngõ của thủđô trên địa bàn các tỉnh bạn, như KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Như Quỳnh, Phố Nối A (Hưng Yên), KCN Tiền Phong, Quang Minh (Vĩnh Phúc), KCNC Hoà Lạc (Hà Tây). Với quan điểm này, quy hoạch phát triển các KCN phải là một bộ phận trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, của khu vực phía Bắc và cả nước.

Hà Nội đang chuẩn bị mở thêm quốc lộ 5 mới (cách QL 5 cũ khoảng 1 - 5 km về phía Nam), nối Hải Phòng - vành đai 3 (đầu phía Bắc cầu Thanh Trì). Như vậy hai tuyến quốc lộ là QL 18 và QL 5 được kỳ vọng sẽ trở thành hành lang công nghiệp hoàn chỉnh của Hà Nội. Phát triển các KCN Hà Nội cần bám theo hành lang 18, hành lang mang tính chiến lược nối từ Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - QL 2 - Nội Bài- QL 18 - cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Theo bản qui hoạch Hà Nội đến năm 2020 của HAIDEP, các KCN mới của Hà Nội sẽ nằm ở phía Nam sân bay Nội Bài, dọc theo đường QL 18 và QL 2 nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá đi cảng Hải Phòng và Cái Lân. Ngoài ra, vị trí này về cơ bản thuận lợi vì có sẵn mặt bằng cần thiết, nền đất cứng. Tuy nhiên, qui mô các KCN chưa được xác định cụ thể.

Trong trường hợp Hà Nội không đặt mục tiêu cao trong việc thu hút các doanh nghiệp sản xuất và quĩđất cho công nghiệp bị hạn chế (trừ tuyến dọc đường QL 18 và QL 2), thì cách khả thi nhất là liên kết với các tỉnh bạn để giới thiệu địa điểm cho các doanh nghiệp đầu tư, nơi đang đẩy mạnh thu hút đầu tư như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng yên và Hải Dương. Ngoài ra, việc hoàn thành của cầu Thanh Trì và các tuyến đường phụ trợ, thì khả năng tiếp cận với quĩđất của Hà Tây cũng sẽđược cải thiện đáng kể.

Nâng cao cht lượng qui hoch KCN

Với mục tiêu này, chúng tôi đề xuất 5 nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN. Theo kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Trung Quốc trong phát triển KCN, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị.

Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của KCN cần được mở rộng. Mục đích ban đầu của việc thành lập các KCN là để tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để lấp đầy KCN. Tuy nhiên, các KCN giờđây cần chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. KCN không chỉ là nơi dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cả các hoạt động thương mại, dịch vụ logistic, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trong KCN như ngân hàng, bưu điện, vận chuyển, viễn thông cũng phải là một phần của KCN.

Thứ ba, đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong các KCN Hà Nội cần: (i) Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao; (ii) Chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp sạch; (iii) Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất. Với điều kiện của một đô thị đông đúc, nguồn lực đất đai hạn hẹp, nguồn vốn và lực lượng lao động qua đào tạo dồi dào, Thành phố cần xây dựng tiêu chí cụ thể thu hút các dự án đầu tư trong KCN theo hướng chỉ thu hút các dự án có hàm lượng vốn cao, trình độ tiên tiến và ít ô nhiễm. Từng bước dịch chuyển dần các ngành công nghiệp không phù hợp ra ngoài thành phố.

Thứ tư, bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Mục đích chung của hướng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phương có KCN. Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.

Thứ năm, việc xây dựng qui hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Cần thiết phải nghiên cứu kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong vấn đề phát triển KCN. Đồng thời cần phải tranh thủ ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong công tác xây dựng qui hoạch.

Nâng cao tính tính hp dn ca các KCN

Để nâng cao tính hấp dẫn của các KCN, Thành phố cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thông qua việc hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”, đưa ra khung chính sách ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN theo định hướng phát triển Hà Nội bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, và duy trì các dịch vụ hạ tầng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN, trong đó bao gồm việc giảm chi phí thu hồi đất, đền bù giải toả.

Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư của thành phố cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào KCN. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN của chúng ta hiện nay còn mang tính chất tự phát và manh mún. Thành phố cần tập trung hoạt động xúc tiến đầu tư với sự hợp tác của các cơ quan xúc tiến đầu tư của nước ngoài. Đồng thời, việc tham gia hiệp hội các KCN và khu chế xuất khu vực và thế giới cũng sẽ góp thêm cơ hội quảng bá cho các KCN của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đẩy nhanh vic đền bù, thu hi đất

Qua khảo sát thực tế, đến nay mới chỉ có 3 trong số các KCN, với tổng diện tích 309 trên tổng số 970 ha đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cả 3 KCN đang hoạt động hiện nay đều muốn được mở rộng sang giai đoạn 2, 3 nhưng tất cả đều vướng phải vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những lý do cơ bản khiến cho việc phát triển các KCN rất chậm trễ. Tuy nhiên, có thể thấy việc phát triển các KCN cũng bị giới hạn do diện tích đất cho phát triển công nghiệp của thành phố cũng bị hạn chế, nên việc giải phóng mặt bằng chậm

chễ cũng chỉ làm cho tình hình thêm khó khăn. Nhiều KCN từ khi có quyết định thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài nhiều năm, trong thời gian kéo dài đó có nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. KCN Sài Ðồng B giai đoạn II là một thí dụđiển hình: Sau khi lấp đầy KCN giai đoạn I, Công ty điện tử Hà Nội được thành phố cho phép mở rộng giai đoạn II của KCN thêm 9 ha. Từđó đến nay đã 5 năm, việc giải phóng mặt bằng cho giai đoạn II vẫn chưa hề có tiến triển. Hệ quả là hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào KCN sau nhiều năm không xác định được thời gian giao đất, đã nản lòng và phải quay ra đầu tư vào các địa phương khác.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong giải phóng mặt bằng là vấn đề bồi thường. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như việc quy hoạch, hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền vận động chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chếđộ, chính sách của Nhà nước. Có nhiều nơi, tốc độđô thị hóa diễn ra nhanh, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù. Điều tất yếu là người dân sẽ không muốn trao trảđất trừ khi họđược đền bù với mức giá cao hơn giá thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng kiên cố trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.

Thứ hai, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân. Kế hoạch này phải có nhiều phương án để cho người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện riêng của họ (giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần, v.v..). Các phương án cũng cần phải được phổ biến rộng rãi, chính xác và lấy ý kiến đóng góp của người dân một cách cởi mở. Nếu có

ý kiến phản hồi, cần phải được nghiên cứu kỹ càng và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp.

Thứ ba, thành phố phải có phương án ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Tình trạng phổ biến ở một sốđịa phương là người dân sau khi bị thu hồi đất phải mất rất nhiều thời gian để tổ chức lại cuộc sống trong khi lại ít nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều nơi, những người bị thu hồi đất thấy bị thiệt thòi quá nhiều đã quay trở lại gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư. Đểổn định cuộc sống cho người dân mất đất, trước hết chính quyền địa phương cần đi trước một bước trong việc đảm bảo chất lượng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư. Cần tạo điều kiện cho những hộ dân có liên quan tham gia giám sát việc xây dựng nhà tái định cưđểđảm bảo rằng những gì họđược hưởng là tương xứng với những lợi ích mà họđã phải “hy sinh” vì sự phát triển của KCN.

Ngoài ra, nông dân đóng góp đất canh tác cho xây dựng KCN có thể thay vì được đền bù bằng tiền mặt họ sẽđược nhận cổ phần của công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy họ sẽ là cổđông, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của KCN và thay vì được nhận hoa màu từ sản xuất nông nghiệp họ sẽ được nhận tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của KCN. Người dân sẽ sẵn sàng bàn giao đất để công ty hạ tầng có thể sớm đi vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho chính họ. Giải pháp này sẽ mang tính hiện thực nhiều hơn vì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân mất đất. Đây cũng là phương châm “trao cho người dân cần câu chứ không trao con cá”.

Qun lý môi trường

Một trong những vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển các KCN hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của các KCN gây ra ngày càng trở nên trầm trọng. Thực tế cho thấy một tình trạng phổ biến là hầu hết các KCN đều chưa tuân thủđầy đủ các ràng buộc về bảo vệ môi trường (cả môi trường nước, chất thải, không khí và tiếng ồn), và không ít các KCN bị coi là “ổ gây ô nhiễm” cho khu vực có KCN. Các giải pháp về môi trường phải đồng thời nhắm đến hai mục tiêu là khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện tại và ngăn ngừa ô nhiễm mới. Các giải pháp cần thiết là:

Trước hết, Hà Nội phải kết hợp với các địa phương, các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN tìm ra giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN. Cần kết hợp giữa việc rà soát các chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường với việc hỗ trợ các đơn vị tổ chức có liên quan để chấm dứt tình trạng ô nhiễm hiện tại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm khí thải.

Hai là, các qui định về bảo vệ môi trường trong các KCN thường thiếu tính thực tế và không mang tính bắt buộc, dẫn đến sự tuân thủ chưa triệt để của các KCN, đặc biệt là qui định về việc xây dựng khu xử lý nước thải tập trung

Một phần của tài liệu Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Chương 5 pps (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)