sản
Cà phê Chè Gạo Sắn và các sản phẩm từ sắn
Cao su
Biểu đồ 3.6. Thị phần NSXK của Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu Tổng cục Hải quan [52].
Khối lượng sắn và các sản phẩm từ sắn XK sang Trung Quốc tăng mạnh liên tục từ 1,58 triệu tấn lên 3,76 triệu tấn giai đoạn 2010-2012, sau đó số liệu có xu hướng giảm từ 3,7 triệu tấn năm 2015. Trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, chiếm khoảng 89,3% trong tổng tổng kim ngạch của Việt Nam XK tới thế giới. Các DN Việt Nam XK 2,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn tới thị trường Trung Quốc, trị giá 864,03 triệu USD, tăng 5,4% về khối lượng và tăng 2,3% về giá trị so với năm 2018. Tuy nhiên, giá XK mặt hàng này giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt
trung bình 381,7 USD/tấn. Trong 08 tháng đầu năm 2020 giá trị XK sang thị trường Trung Quốc đạt 547 triệu USD tăng 1,65% so cùng kỳ năm 2019 [50].
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính riêng mặt hàng hạt điều đã tách vỏ (mã HS 08013200), kim ngạch NK của Trung Quốc năm 2019 đạt 165,9 triệu USD, tăng mạnh 82,4% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam là đối tác chủ yếu cung cấp mặt hàng này tới thị trường Trung Quốc, kim ngạch đạt 158,08 triệu USD, chiếm tỷ trọng 98,7% trong tổng kim ngạch NK hạt điều của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn NK mặt hàng này từ Campuchia (kim ngạch 2,98 triệu USD, tỷ trọng 1,8%), Indonesia (kim ngạch 2,89 triệu USD, tỷ trọng 1,7%).
Việt Nam cũng là quốc gia có kim ngạch XK điều lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, các DN Việt Nam toàn quốc XK 455.563 tấn hạt điều, thu về 3,29 tỷ USD, tăng 22% về lượng giảm 2,3% về kim ngạch so với năm ngoái. XK điều đến thị trường Trung Quốc năm 2019 đứng thứ hai trong tổng XK của Việt Nam (sau Mỹ), chiếm 16,9% trong tổng lượng và chiếm 18% tổng kim ngạch, đạt 76.788 tấn, tương đương 590,42 triệu USD, tăng mạnh 48% về lượng và tăng 30,6% về kim ngạch [50].
Các DN Việt Nam đã XK nhiều chủng loại cà phê sang Trung Quốc, trong đó, DN Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng cà phê chưa rang và đã khử caffein (mã HS 09011100) với kim ngạch 33 triệu USD, chiếm 24,3% thị phần NK mặt hàng này của Trung Quốc. Đối với các sản phẩm chế biến từ cà phê (mã HS 21011200) Việt Nam cũng là đối tác cung cấp lớn thứ 02 sau Malaysia với kim ngạch 36,9 triệu USD; chiếm 24,9% thị phần NK mặt hàng này năm 2019 của Trung Quốc. Căn cứ mức thuế suất trong ACFTA, hiện cà phê Việt Nam NK vào Trung Quốc chịu mức thuế suất thuế NK 0%.
Cà phê XK sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng khả quan do văn hóa uống cà phê của giới trẻ Trung Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng trưởng với mức tăng trung bình 20% trong những năm gần đây.
Hiện nay, các mặt hàng này đã và đang vươn lên trở thành mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc, ngày càng xây dựng được thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường đông dân thứ nhất thế giới này. Bên cạnh đó, theo số liệu từ Bộ Công thương, Trung Quốc còn là thị trường XK lớn nhất về cao su, rau quả, gạo và sắn các loại, đứng thứ 02 về hồ tiêu, đứng thứ 03 về hạt điều, đứng thứ 04 về
chè, đứng thứ 09 về cà phê, đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu các loại rau quả chính của doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].
Theo cam kết trong ACFTA, hiện các loại trái cây NK vào Trung Quốc cơ bản hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, các loại trái cây muốn XK vào thị trường Trung Quốc cần hoàn tất các thủ tục đăng ký, đánh giá rủi ro, XK qua cửa khẩu chỉ định theo quy định của cơ quan quản lý phía Trung Quốc. Theo thống kê, tính đến tháng 8 năm 2020 mới chỉ có 09 loại trái cây Việt Nam được XK “chính ngạch” vào thị trường Trung Quốc gồm vải, nhãn, chuối, dưa hấu, mít, thanh long, chôm chôm, xoài, măng cụt. Trong đó XK Thanh Long sang thị trường Trung Quốc chiếm 53,3%, sau đó là xoài với tỷ lệ là 17,1%, chuối, mít và dưa hấu lần lượt đạt 11,6%, 9% và 5,3%...
Do có ưu thế về vị trí địa lý, trái cây Việt Nam XK sang Trung Quốc chủ yếu theo hình thức thương mại biên giới. Mặc dù nhiều loại trong 09 loại trái cây nêu trên đã đủ điều kiện XK chính thức sang Trung Quốc với thuế suất NK 0%. Tuy nhiên, hình thức mua bán cư dân biên giới vẫn được thương nhân Trung Quốc tận dụng do tránh được thuế VAT. Chính vì vậy, trái cây XK sang Trung Quốc vẫn bị phụ thuộc vào hình thức giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro này, gây ra tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền vào dịp cao điểm mùa vụ thu hoạch.
Trái cây là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là đối với trái cây tươi nhiệt đới. Đặc thù của thị trường Trung Quốc là ưa thích tiêu
dùng quả tươi (không phải là đóng hộp) trong khi Việt Nam có lợi thế lớn trong lĩnh vực sản xuất và XK nhóm hàng này. Trái cây Việt Nam ngày được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết rằng đó là trái cây Việt Nam. Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường phù hợp và có nhu cầu cao với các DN XKNS trái cây Việt Nam.
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực tại Việt Nam va Trung Quốc
Nguồn: FAOSTAT http://www.fao.org/faostat/en/ [21]
Cơ cấu XK rau quả của DN Việt Nam sang Trung Quốc tháng 03 năm 2021, mặt hàng rau quả tươi, khô, đông lạnh, sơ chế đạt 164,7 triệu USD (chiếm 96,8% thị phần, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020) và rau quả chế biến đạt 5,4 triệu USD (chiếm 3,2%, tăng 38,1%). So sánh với cùng kỳ năm 2020, mặt hàng trái cây đông lạnh, sấy khô, dẻo (mã HS.2008) đạt 3,2 triệu USD, tăng 7,7%; nước ép, nước cốt trái cây (mã HS.2009) đạt 1,3 triệu USD, tăng 195,8%; mứt rau, quả (mã HS.2006) đạt 758,6 nghìn USD, tăng 209,6%; Để XK theo hình thức “chính ngạch” vào các thị trường các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc Trung Quốc, các DN XK và vùng sản xuất cần đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch.
Theo Biểu đồ 3.8, tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực của Việt Nam và Trung Quốc có thể thấy Việt Nam chiếm ưu thế tuyệt đối về sản xuất lúa gạo, các loại cây lương thực khác mặc dù kém về diện tích trồng, tuy nhiên với số dân đông đảo gần 1,4 tỷ người như hiện nay Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng mà các DN Việt Nam có thể tiếp tục khai thác.
3.1.3. Các tổ chức tham gia xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Số lượng các DN của Việt Nam tham gia xuất khẩu nông sản sang thị trưởng Trung Quốc giai đoạn 2016-2019 tăng khá nhanh. Tổng số DN xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn này đã tăng bình quân khoảng 32%/ năm từ 286 DN năm 2016 đến 716 DN năm 2019. 800 500 700 430 450 400 600 350 329 500 300 400 231 250 200 300 200 126 150 100 100 100 50 0 0 2016 2017 2018 2019 2020 Năm
Số lượng doanh nghiệp Tốc độ phát triển
Biểu đồ 3.9. Số lượng va tốc độ phát triển của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].
(Ghi chú: Năm gốc là năm 2016 tốc độ tăng trưởng là 100%
Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường xuất khẩu truyền thống của nông sản Việt Nam vì hai nước có chung đường biên giới, tuy vậy hình thức xuất khẩu truyền thống là tiểu ngạch vì thế DN XKNS Việt Nam gặp khá nhiều rủi ro như giá hàng hóa bị ép, thanh toán chậm…. Những năm gần đây, môi trường kinh doanh giữa hai quốc gia được cải thiện nhờ vào các hiệp định được ký kết giữa hai bên như ACFTA, Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung, Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau, Hiệp định thanh toán về hợp tác giữa Ngân hàng Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc...vì thế số lượng DN XKNS của Việt Nam cũng ngày một tăng lên.
Quốc đang tiếp tục tăng theo thời gian. Mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, Trung Quốc đã siết chặt hơn hàng các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát nguồn hàng. Tuy nhiên, sau khi chính phủ hai bên tìm được cách thức tháo gỡ, khắc phục khó khăn để tiếp tục thông quan hàng nông sản, đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã có dấu hiệu tăng trở lại và vì thế các công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản cũng ra tăng.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
3.2.1. Kết quả phân tích định lượng
3.2.1.1. Kiểm định kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu để ra giả thuyết ban đầu tại mục 3.1, mô hình cấu trúc được sử dụng để phân tích và kiểm định theo phương pháp mô hình cấu trúc (SEM) có dạng như sau:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Mô hình nghiên cứu có 8 biến trong đó, biến Hoạt động XKNS là biến phụ thuộc (XK); biến Đặc điểm DN XKNS (DN), Đặc điểm quản lý (QL), Chiến lược
Marketing XK (CL), Mối quan hệ kinh doanh (QH), Đặc điểm thị trường trong nước (TTTN), Đặc điểm ngành (N), Đặc điểm thị trường nước ngoài (TTNG). Luận án sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để phân tích và kiểm định mô hình.
Sau khi dữ liệu được xử lý và làm sạch, thu về 307 mẫu hợp lệ. Trước hết thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Tiêu chí để đánh giá độ tin cậy thang đo là loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3, đồng thời chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.
Sau khi chạy kiểm định hệ số tương quan từng biến một có kết quả hệ số tương quan biến tổng của QL2=0.121 <0.3, do đó biến này bị loại ra. Sau đó thực hiện chạy lại lần 2, Cronbach’s Alpha của thang đo QL là 0.857 , các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 . Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Tương tự hệ số tương quan biến tổng của CL4=0.030 <0.3, do đó biến này bị loại ra và thực hiện chạy lại lần 02. Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.931, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 . Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Kết quả phân tích độ tin cậy có kết quả như sau:
Bảng 3.1. Độ tin cậy
Các biến Bộ biến quan sát Cronbach’s α Hệ số tương quan tổng biến
Đặc điểm DN DN1, DN2, DN3 0,925 >0,3
Đặc điểm quản lý QL1, QL3, QL4 0.857 >0,3
QL5, QL6
Chiến lược marketing CL1, CL2, CL3 0.931 >0,3
xuất khẩu CL5, CL6
Mối quan hệ kinh doanh QH1, QH2, QH3 0.931 >0,3
Đặc điểm ngành N1, N2, N3 0.895 >0,3
Đặc điểm thị trường nước TTNG1, TTNG2,
TTNG3, TTNG4, 0.915 >0,3
ngoài TTNG5
Đặc điểm thị trường TTTN1, TTTN2, 0.882 >0,3
trong nước TTTN3
Hoạt động xuất khẩu XK1, XK2, XK3 0.839 >0,5
Theo kết quả phân tích độ tin cậy, tất cả thang đo các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ số Cronbach’s α > 0,7 và hệ số tương quan tổng biến >0,3, cho biết các biến quan sát phản ánh tốt các khái niệm tương ứng cần đo.
Độ tin cậy của các thang đo cũng được thể hiện thông qua sự đánh giá về hoạt động XK của DN XKNS. Đối với thang đo về đặc điểm DN XKNS, với mẫu đã khảo sát có 68.9% DN XKNS cho rằng nhân tố này rất ảnh hưởng tới kim ngạch XK của DN XKNS. Về đặc điểm quản lý có 72.8% DN XKNS hoàn toàn đồng ý rằng nhân tố này ảnh hưởng tới kim ngạch XK của DN XKNS. Có 68.3% các DN XKNS được hỏi cho rằng chiến lược marketing XK ảnh hưởng tới kim ngạch XK của DN XKNS. Thang đo về mối quan hệ kinh doanh là nhân tố được DN XKNS cho là quan trọng nhất trong thời điểm phỏng vấn với 89% DN XKNS đồng ý nhân tố này vô cùng ảnh hưởng tới kim ngạch XK của DN XKNS. Có 53.8% DN XKNS cho rằng môi trường chính trị và pháp luật của thị trường XK ảnh hưởng đến kim ngạch XK của DN XKNS, và 85.6% DN XKNS được hỏi cho rằng chính sách thương mại của TRUNG QUỐC ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của DN XKNS. Với 88,5% DN XKNS được hỏi đồng ý rằng nhu cầu trong nước có ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS và 97,1% là con số DN XKNS đồng ý rằng chính sách hỗ trợ XK của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động XK của DN XKNS.
3.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm cho thấy có 27 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp trích nhân tố là Principal Axis Factoring với phép quay Promax nhằm phát hiện cấu trúc và đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Các biến quan sát sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm. Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig < 0.05 để
chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Giá trị Eigenvalues >1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% Anderson và Gerbin (1988) [70]. Do đó, trong mỗi nhân tố thì những biến quan sát có hệ số Factor loading <0.5 sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố.
Bảng 3.2. Kiểm định KMO va Barlett's
Kiểm định KMO và Barlett’s
Chỉ số KMO .867
Kiểm định Barlett’s 6556.552
Df 435
Sig. .000
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.867 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 6556.552 với mức ý nghĩa (p_value) Sig = 0.000 < 0.05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal Axis Factoring với phép quay Promax
Kết quả cho thấy 30 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 08 nhóm.
Giá trị tổng phương sai trích = 71.182% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 8 nhân tố này giải thích 71.182% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 08 có Eigenvalues (thấp nhất) = 1.258> 1.
Bảng 3.3. Bảng eigenvalues va phương sai trích Total Variance Explained
Rotation Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Sums of