2.1.5.1. Các nhóm biến số nghiên cứu
- Tình trạng sâu răng, viêm lợi: Tỷ lệ sâu răng, chỉ số SMT; tỷ lệ viêm lợi (thu thập bằng phương pháp khám lâm sàng).
- Kiến thức của học sinh liên quan đến sâu răng, viêm lợi: Các dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng bệnh, cách xử trí sâu răng, viêm lợi …; cách chải răng, thu thập bằng phương pháp phỏng vấn (thu thập bằng phương pháp phỏng vấn).
- Thực hành của học sinh liên quan đến sâu răng, viêm lợi: Các dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng bệnh, cách xử trí sâu răng, viêm lợi …; cách chải răng (thu thập bằng phương pháp phỏng vấn).
- Thực hành chải răng của học sinh: Kỹ thuật chải răng như cách chải răng, thời gian chải răng (thu thập bằng phương pháp quan sát).
- Thực hành của CMHS liên quan đến sâu răng, viêm lợi của học sinh: Các dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng bệnh, cách xử trí sâu răng, viêm lợi; hướng dẫn học sinh cách chải răng; mua bàn chải, kem chải răng cho học sinh, hỗ trợ học sinh CSSKRM (thu thập bằng phương pháp phát vấn).
- Thực trạng triển khai công tác CSSKRM và các yếu tố ảnh hưởng: Các hoạt động CSSKRM cho học sinh; các điều kiện đảm bảo như nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí (thu thập bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm).
2.1.5.2. Các chỉ số đánh giá [27], [28], [105]
a) Sâu răng: Sâu răng là trường hợp răng có lỗ sâu, chấm đen, có lỗ mắc thám châm khi khám ở bất kỳ vị trí nào trên răng.
Mã số quy định khi khám răng: - 0: Răng tốt
- 1: Sâu răng
- 2: Hàn và sâu răng
- 3: Hàn và không sâu răng - 4: Mất răng do sâu răng - 5: Mất răng do lý do khác
Tổng số học sinh bị sâu răng
Tỷ lệ sâu răng (%) = x 100
Tổng số học sinh được khám
Chỉ số SMT (Sâu - Mất - Trám răng vĩnh viễn): Tổng số răng (Sâu + Mất + Trám)/Tổng số học sinh được khám.
b) Viêm lợi (Viêm nướu): Viêm lợi chia thành 4 cấp độ (chỉ số lợi hay chỉ số
- Độ 0: Lợi bình thường.
- Độ 1: Viêm nhẹ, có thay đổi nhẹ về màu sắc, lợi nề nhẹ và không chảy máu khi thăm khám bằng thám trâm.
- Độ 2: Viêm trung bình, lợi đỏ, phù và chảy máu khi thăm khám. - Độ 3: Viêm nặng, lợi đỏ rõ và phù, loét và chảy máu khi thăm khám.
Tổng số học sinh bị viêm lợi
Tỷ lệ viêm lợi (%) = x 100
Tổng số học sinh được khám
c) Phương pháp đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống sâu răng, viêm lợi
Cách đánh giá kiến thức, thực hành PCSR, viêm lợi được áp dụng trong nghiên cứu này như sau: Đánh giá kiến thức, thực hành PCSR, viêm lợi của học sinh và thực hành PCSR, viêm lợi cho học sinh của CMHS bằng cách chấm điểm các câu trả lời trong bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Quy ước chấm điểm theo Phụ lục 6, nếu trên 50% tổng số điểm thì có kiến thức hoặc thực hành đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:
- Quy định về kiến thức PCSR, viêm lợi của học sinh đạt: Chấm điểm theo bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh từ câu B1 đến câu B9 (Phụ lục 4), mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng số là 28 điểm. Nếu số điểm từ 15 điểm trở lên thì có kiến thức đạt, từ 14 điểm trở xuống thì kiến thức không đạt (Phụ lục 6).
- Quy định về thực hành PCSR, viêm lợi của học sinh đạt: Chấm điểm theo bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh từ câu C1 đến câu C6 (Phụ lục 4), mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng số là 09 điểm. Nếu số điểm từ 05 điểm trở lên thì có thực hành đạt, từ 04 điểm trở xuống thì thực hành không đạt (Phụ lục 6).
- Quy định về PCSR, viêm lợi cho con của CMHS đạt: Chấm điểm theo bộ câu hỏi phiếu tự điền của CMHS từ câu 2 đến câu 13 (Phụ lục 5), mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, tổng số là 15 điểm. Nếu số điểm từ 08 điểm trở lên thì có thực hành PCSR, viêm lợi cho con đạt, từ 07 điểm trở xuống thì thực hành PCSR, viêm lợi cho con không đạt (Phụ lục 6).