Đối chiếu hai bài thơ“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, chỉ ra cách vận dụng

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9, CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP VÀ BÀI LÀM MẪU (Trang 102 - 105)

Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ?

- Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu.

- Bài thơ “Con cò” tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru trong ca dao - > ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.

* MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH BÀI THƠ.

1. Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”. Trình bày cảm nhận của

em về đoạn thơ: ôDù ở gần con… theo con”.

Gợi ý:

- Đến đoạn 3: nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lý. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.

Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu).

Con là mầm đất tươi thơm Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng

Như con sóng chờ nặng dòng phù sa

Câu 3 : Phân tích hai câu thơ:

Con dù làn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Gợi ý:

- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò.

- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con.

- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ, con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa, con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ.

- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con.

- > Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ.

Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.

a. Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì? (lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)

Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào? (Quan hệ đối lập)

b. Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên. (Hạnh phúc của con khi có mẹ).

Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của còn hai đéa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?

=> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò. Con có giấc mơ đẹp. Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con. Cánh cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa.

MÙA XUÂN NHO NHỎ

Thanh Hải Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi

Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tờt cả như xôn xao…

Đất nước bốn nghìn năm Vờt vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân - ta xin hát Khúc Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tác giả: I. Tác giả:

- Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước

khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

- Nghệ thuật: bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, so sánh ẩn dụ và sáng tạo.

3. Mạch cảm xúc và bố cục:

* Mạch cảm xúc: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

* Bố cục: Gồm 4 phần:

- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời - Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước. - Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

4. Tên bài thơ:

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

B. PHÂN TÍCH BÀI THƠ:

1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu):

- Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc.

- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế.

- Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong anhs áng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”.

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót

chi… mà…”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình

đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.

“Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”.

- Có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.

- Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9, CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP VÀ BÀI LÀM MẪU (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w