3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
Kết luận của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ bảy (khoá XVIII) về phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: “phát triển du lịch Quảng Ngãi trở thành ngành kinh tế có vị
trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, là một trong những tâm điểm du lịch trong vùng Miền Trung - Tây Nguyên trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch của tỉnh được xếp vào nhóm các tỉnh có du lịch phát triển trong cả nước”. Theo đó, phương hướng phát
triển du lịch là: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hợp lý trên địa bàn. Du lịch có tốc độ phát triển nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu du khách.
Từ phương hướng chung đó, mục tiêu tổng quát đề ra cho du lịch Quảng Ngãi đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 là: phát triển nhanh và bền vững để du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh của tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển.
Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành “đầu tàu” lôi kéo nhiều ngành kinh
tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020
Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2015 – 2020
tính 2015 2020
Khách du lịch Lượt 600.000 950.000
Khách quốc tế Lượt 50.000 70.000
Ngày lưu trú trung Ngày 2,8 3,0 bình
Mức chi tiêu bình USD 78–90 quân
Khách nội địa Lượt 550.000 880.000
Ngày lưu trú trung Ngày 2,3 2,9 bình
Mức chi tiêu bình 1.000đ 750 – 850 quân
Tổng thu du lịch Tỷ đồng 550 880
Lao động Người 9.300 13.000
Trong đó: Trực tiếp Người 3.000 4.200
Gián tiếp Người 6.300 8.800
3.1.2. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành du lịch như trên, cần phải tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch cần thực hiện theo các quan điểm sau:
Một là, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên cơ sở bảo đảm sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Giữ vững vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quản lý nhà nước về du lịch là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm việc quản lý theo đúng quy định của pháp luật, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hợp lý trên địa bàn.
với đổi mới nhận thức về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý phải hướng tới chỗ tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh cần vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Ba là, quản lý để phát triển du lịch tỉnh theo với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng quy hoạch du lịch đảm bảo khai thác lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tốt tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên và truyền thống văn hóa.
Bốn là, quản lý nhà nước về du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các cấp, ngành địa phương trong quản lý. Cần có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân.