1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
3.2.2. Khả năng khai thác, sử dụng vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên
Kết quả đánh giá tài nguyên dự báo ở bảng 3.3 cho thấy, nguồn vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên vùng nghiên cứu khá phổ biến và có tài nguyên dự báo lớn. Tuy nhiên, đối với loại vật liệu này thường phân bố ở vùng thấp, gần khu dân cư và công trình công cộng… nên khó khăn trong khai thác, sử dụng và được khái quát như sau:
Ảnh 3.1. Cát trắng hạt mịn (cát nội Ảnh 3.2. Nhà máy tuyển cát thải từ khai đồng) tại Gio Linh, Quảng Trị thác titan tại Vĩnh Linh, Quảng Trị
- Vật liệu khoáng xây dựng ở vùng nghiên cứu phân bố trong tất cả các phụ thống, có tài nguyên dự báo rất lớn, đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu sử dụng. Một số nguồn vật liệu khoáng xây dựng chủ yếu gồm: cát nguồn gốc sông; cát thải trong khai thác titan, cát chứa titan hàm lượng thấp; cát mịn (cát nội đồng); cát nhiễm
mặn; đất sét trầm tích. Đây là đối tượng cần được nghiên cứu, điều tra đánh giá chất lượng, trữ lượng, điều kiện khai thác một cách chi tiết, cụ thể để định hướng cho quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cho xây dựng.
- Vật liệu khoáng vô dụng phân bố ở phần trên (phụ thống Q23
, Q22
, Q21
), nằm đan xen với vật liệu khoáng xây dựng với tổng chiều sâu phân bố trung bình khoảng 20,5m, khi khai thác sẽ phải bóc bỏ lớp vật liệu khoáng vô dụng này, gây cản trở cho hoạt động thăm dò, khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng trong trầm tích Đệ Tứ.
- Vật liệu khoáng phi xây dựng phân bố ở phần trên (phụ thống Q23
, Q22
), nằm đan xen với vật liệu khoáng xây dựng, vật liệu khoáng vô dụng với tổng chiều sâu phân bố trung bình khoảng 20m, khi khai thác vật liệu khoáng xây dựng sẽ phải bóc bỏ lớp vật liệu khoáng phi xây dựng này, gây cản trở cho hoạt động thăm dò, khai thác nguồn vật liệu khoáng xây dựng trong trầm tích Đệ Tứ.