5/ Thanh ghi phần mềm của EPP

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: GIAO TIẾP CỐNG SONG SONG pptx (Trang 29 - 30)

Cổng EPP cũng có một bộ thanh ghi mới. Tuy nhiên 3 thanh ghi trong số đó là sự kế thừa từ chuẩn cổng SPP (Standard Parallel Port). Bên dưới là một bảng chỉ ra những thanh ghi mới hiện có.

Có thể nhận thấy rằng 3 thanh đầu tiên giống y hệt như thanh ghi của chuẩn SPP và làm việc tương tự như chức năng của thanh ghi của chuẩn SPP. Do vậy nếu sử dụng cho chuẩn EPP bạn có thể đưa dữ liệu ra ngoài đến đúng địa chỉ Base + 0 một cách chính xác hơn là sử dụng chuẩn SPP (Standard Parallel Port). Nếu nối với máy in và sử dụng kiểu khả năng tương thích thì bạn phải kiểm tra xem nếu cổng đang bận hay không và sau đó xác nhận hay không xác nhận Strobe để dùng cho thanh ghi điều khiển và thanh ghi trạng thái, rồi chờ chân Ack.

Nếu muốn liên kết với thiết bị có khả năng tương thích EPP khi đó điều bạn phải làm là đặt bất cứ dữ liệu nào mà bạn muốn gửi ra thanh ghi dữ liệu của EPP ở tại địa chỉ Base + 4 và Card sẽ phát tất cả những yêu cầu tín hiệu bắt tay cần thiết. Cũng như vậy nếu bạn muốn gửi một địa chỉ ra thiết bị, thì bạn phải sử dụng địa chỉ Office + 3.

Cả hai thanh ghi địa chỉ và thanh ghi dữ liệu của EPP đều ở hai trạng thái đọc và viết, do vậy để đọc dữ liệu từ thiết bị bạn có thể sử dụng những thanh ghi tương tự như vậy. Tuy nhiên Card cổng máy in theo chuẩn EPP phải khởi tạo một chu trình đọc khi cả hai chân tín hiệu nData Strobe và thông qua việc sử dụng ngắt và ISR thi hành hoạt động đọc.

Thanh ghi trạng thái có ít nhất một sự thay đổi. Bit 0, bit ngược chiều được đặt trong thanh ghi của chuẩn SPP bây giờ trở thành bit Time-Out của chuẩn EPP. Bit này sẽ được set khi một tín hiệu Time-Out của EPP xảy ra. Điều này xảy ra khi đường nWait không được không xác nhận trong khoảng thời gian xấp xỉ 10us (phụ thuộc vào cổng) của đường IOW (In Out Write) và IOR (In Out Read) đang được xác nhận. Các đường In Out Write và In Out Read là những đường hiện tại trên Bus ISA.

Mode EPP phụ thuộc rất nhiều vào thời gian của Bus ISA. Khi một chu kỳ đọc được thi hành, thì cổng phải có nhiệm vụ dành riêng tín hiệu bắt tay Read/Write và trở về dữ liệu trong vòng một chu kỳ ISA, do vậy cổng này sử dụng IOCHRDY (I/O Channel Ready) trên Bus ISA để đưa vào trạng thái chờ, cho tới khi chu kỳ hoàn thành.

Bây giờ hãy tưởng tượng nếu một chuẩn EPP đọc hay viết thì bắt đầu mà không có một thiết bị ngoại vi nào được kết nối? Cổng này sẽ không bao giờ nhận được sự thừa nhận (nWait), do vậy sự phát ra đòi hỏi phải chờ trạng thái, và chặn đứng máy tính lại. Do vậy cổng EPP thi hành một loại kiểm tra mà Time-Out sau đó xấp xỉ 10us.

Ba thanh ghi Base + 5, Base + 6, Base + 7 có thể được sử dụng cho hoạt động 16 và 32 bit Read/Write nếu có cổng hỗ trợ cho nó. Điều này giúp cho giảm bớt hoạt động cổng In-Out. Cổng song song có thể truyền đi 8 bit vào một thời điểm, mặc dù vậy bất cứ 16 hay 32 bit word được viết ra cổng song song sẽ được chia ra vào trong một byte cỡ một Block và gởi thông qua 8 đường dữ liệu của cổng song song.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: GIAO TIẾP CỐNG SONG SONG pptx (Trang 29 - 30)