Các biện pháp ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy (cấp độ 1)

Một phần của tài liệu phuongankemtheoqd747 (Trang 27 - 28)

chảy (cấp độ 1)

5.1. Cấp tỉnh:

- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó.

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra hiện trường, khắc phục nhanh để sớm ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

5.2. Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến về lũ quét, sạt lở đất và các cảnh báo tiếp theo.

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và Trung ương. - Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn: + Công tác đảm bảo an toàn cho người dân.

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm.

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

5.3. Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên. - Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó về mưa lớn.

+ Tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương.

+ Sơ tán các gia đình đến khu vực an toàn (các xã của huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Sông Lô).

(Kèm theo Phụ biểu 3: Tổng hợp sơ tán dân do lũ quét, sạt lở đất)

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó.

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

Một phần của tài liệu phuongankemtheoqd747 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)