Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 29)

Từ phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan tới hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo luận án rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, các công trình trong nước liên quan đến hợp tác quốc tế về KH&CN thường được thực hiện với mục tiêu giúp nền khoa học, công nghệ Việt Nam hội nhập với nền khoa học, công nghệ thế giới do đó các giải pháp đưa ra thường liên quan đến nhiều đến chính sách về khoa học, công nghệ thay vì đứng ở góc tiếp cận của phát triển kinh tế và thương mại quốc tế. Nói cách khác các phân tích và kiến nghị về mặt chính sách chưa chú trọng vào việc coi hợp tác quốc tế là bàn đạp quan trọng cho phát triển của nền khoa học, công nghệ trong nước. Ngoài ra các công trình phần lớn vẫn tách biệt hai lĩnh vực KH&CN với đổi mới sáng tạo.

Thứ hai, các nghiên cứu nước ngoài đã xây dựng được cách tiếp cận về hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST và nêu bật lên các chính sách liên quan đến hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST.Tuy nhiên một đặc điểm của các nghiên cứu nước ngoài đa phần tiếp cận trên các nước có trình độ khoa học, công nghệ ở mức cao nên thường chỉ thập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh và chủ thể của hợp tác quốc tế như giữa các công ty, giữa các nhà khoa học hay trên các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.

Thứ ba, công trình đề cập đến chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST trong giai đoạn đuổi kịp (catch-up) công nghệ của một quốc gia với mục đích tăng năng lực cạnh tranh, là bối cảnh thực tế của nền khoa học, công nghệ tương hợp với điều kiệu cụ thể của Việt Nam chưa nhiều, nên khó có thể làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác hoạch định và thực thi chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST.

Do vậy trên cơ sở tổng quan nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về hợp tác quốc tế trong KHNC&ĐMST, luận án xác định khoảng trống cần nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, mục tiêu, nguyên tắc, các nhóm chính sách tác động tới thực hiện hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đề xuất những gợi ý đối với chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra những thay đổi mạnh mẽ.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

2.1. Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

2.1.1. Khoa học, công nghê va đổi mới sáng tạo với vai trò la một thuật ngữ thống nhất

2.1.1.1. Khoa học, công nghệ

Thuật ngữ “khoa học, công nghệ” được ghép từ hai thuật ngữ khác nhau về nội hàm là “khoa học” và “công nghệ”. Trong đó, “khoa học” (science) có nguồn gốc từ tiếng Latin (scientia) có cấu tạo từ tiền tố scire- nghĩa là hiểu biết(Oxford English Dictionary). Về nội hàm, khoa học được hiểu là quá trình nghiên cứu của con người nhằm khám phá ra các tri thức về quy luật, cấu trúc và phương thức vận hành của của tự nhiên, xã hội và tư duy(Langmuir, 1963). Cách định nghĩa này xuất phát từ chủ nghĩa thực chứng trong đó xem khoa học được hình thành thông qua một chuỗi các hành vi có mục đích của con người bắt đầu bằng việc quan sát, tiếp đến là mô tả, thí nghiệm, thực hành và cuối cùng là khái niệm hóa. Khái niệm thông dụng đề cập đến khoa học là nghiên cứu có hệ thống về lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội dẫn từ đó khám phá ra tri thức mới (Escap, 2016). Định nghĩa này nhấn mạnh đến việc nghiên cứu và tìm tòi kiến thức mới trong thế giới xung quanh. Theo Luật Khoa học và công nghệ thì

khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, qui luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (Luật khoa học và công nghệ, 2013). Cách định nghĩa

này của Luật chú trọng vào kết quả nhiều hơn là quá trình hình thành nên các sản phẩm khoa học.

Thuật ngữ “công nghệ” (technology) bắt đầu được sử dụng phổ biến trong khoảng 200 năm trở lại đây và đã có sự điều chỉnh khá nhiều về nội hàm trong giai đoạn này. Trước thế kỷ XX, từ công nghệ được sử dụng để chỉ những ngành nghề sản xuất thủ công, đòi hỏi tay nghề khéo léo của người thợ giỏi. Điều này là khá hợp lý với điều kiện phát triển của thời kỳ đó, khi mà các công trường thủ công vẫn còn là hình thức sản xuất phổ biến. Cho đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ hai, thuật ngữ này mới được các học giả và nhà nghiên cứu sử dụng nhằm để chỉ các ngành khoa học mang tính ứng dụng (Franklin, 2004). Trong một định nghĩa do Ủy

ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (ESCAP) đề cập công nghệ là việc ứng dụng các kiến thức khoa học vào các mục tiêu thực tế và thường được áp dụng trong công nghiệp và thương mại (Ian và đồng nghiệp, 2011). Theo định nghĩa phổ biến nhất thì “công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ” (Escap,2015). Quan điểm này của ESCAP khác với các quan điểm trước đây khi cho rằng công nghệ được dùng trong sản xuất vật chất và định nghĩa của ESCAP được coi là bước ngoặt khi mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Quan điểm là phù hợp khi sử dụng để xác định các tri thức là công nghệ và đồng thời, định nghĩa này cũng phù hợp với cách định nghĩa được quy định trong Luật Khoa học và công nghệ (2013) của Việt Nam. Như vậy, công nghệ thường bao gồm cả 4 yếu tố: (i) kỹ thuật, (ii) thông tin, (iii) con người, và (iv) tổ chức và nó phù hợp để sử dụng trong hàng loạt các lĩnh vực như sản xuất, môi trường, công nghệ thông tin, y tế v.v và công nghệ không thể tồn tại hay phát triển được nếu không có hệ thống tri thức khoa học làm nền tảng, từ những khiến thức khoa học này, các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tế đã sáng tạo và chuyển hóa thành những dây chuyền sản xuất, những phương thức tổ chức phù hợp để sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa vật chất phục vụ con người và xã hội.

Như vậy, hai thuật ngữ “khoa học” và “công nghệ” tuy có sự khác biệt về nội hàm nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khoa học cung cấp những tri thức nền tảng cho công nghệ, kéo theo sự phát triển của công nghệ cùng với những tri thức về tự nhiên và xã hội mà con người khám phá ra được; từ đó, tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới hoạt động sản xuất của con người, giúp cho con người ngày càng sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội với nguồn lực tiết kiệm hơn. Mối quan hệ chặt chẽ đó của khoa học, công nghệ đã khiến hai thuật ngữ này, ngày nay thường xuyên được sử dụng đồng thời với nhau, và được định nghĩa là tổng hợp toàn bộ những hoạt động có tính sáng tạo và hệ thống của con người giúp phát triển những tri thức của loài người có liên quan đến tự nhiên và xã hội nhằm mục tiêu phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại, từ đó ứng dụng vào thực tiễn để phục vụ cho cuộc sống của con người.

2.1.1.2. Đổi mới sáng tạo

Không có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài như khái niệm khoa học, công nghệ, thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” (Innovation) mới chỉ xuất hiện trên tạp chí và tài liệu chuyên ngành trong vài thập kỷ trở lại đây. Đổi mới sáng tạo (ĐMST) lần đầu tiên được đề cập bởi Schumpeter (1934) khi ông xác định: đổi mới sáng tạo được biểu hiện bằng những kết hợp mới trong các phương pháp sản xuất, các kết hợp nguyên liệu đầu vào, phương thức tổ chức sản xuất và được thể hiện ở hàng hoá được sản xuất ra. Từ cách tiếp cận này, Schumperter phân chia ĐMST đổi mới sáng tạo thành 5 loại hình bao gồm (i) đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có; (ii) đưa ra phương pháp sản xuất mới; (iii) phát triển thị trường mới; (iv) phát triển nguồn cung ứng mới; và (v) đổi mới phương thức tổ chức sản xuất (Schumpeter, 1934).Cách định nghĩa này của Schumpeter không nêu bật được rõ sự khác nhau giữa Khoa học, công nghệ và ĐMST vì bản thân KH&CN cũng đưa đến sự cải tiến trong kết hợp các yếu tố đầu vào, phương pháp sản xuất, các thức tổ chức sản xuất hay sản phẩm dịchvụ.

Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, khi những phát minh (invention)và đổi mới dần thể hiện được vai trò của mình trong sản xuất và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hay cả nền kinh tế, thuật ngữ đổi mới sáng tạo mới được xem xét và định nghĩa lại cho phù hợp với bối cảnh mới. Freeman (1982) đề cập đổi mới kỹ thuật là sự ra đời và lan truyền của cái mới và các sản phẩm và quy trình cải tiến trong nền kinh tế. Cách tiếp cận của Afuah (2003) cho rằng đổi mới sáng tạo là việc kết hợp các kiến thức mới vào sản phẩm, quy trình sản xuất và dịch vụ. Do đó, ông chia các hoạt động đổi mới sáng tạo theo công nghệ, quy trình sản xuất và các đặc điểm hành chính/ tổ chức của doanh nghiệp. Cụ thể, đổi mới công nghệ (technology innovation) là những sáng kiến và khám phá kiến thức mới liên quan tới việc liên kết giữa các thành phần, phương pháp, quy trình và kỹ thuật để sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ; đổi mới quy trình (process innovation) được định nghĩa là những sáng tạo liên quan đến việc giới thiệu các yếu tố mới vào hoạt động sản xuất như nguyên liệu đầu vào, thông số kỹ thuật, cơ chế phân luồng công việc và thiết bị được sử dụng để sản xuất; còn Đổi mới hành chính/ tổ chức (administrative innovation) là việc giới thiệu phương pháp, cách thức mới trong tổ chức quản trị và

điều hành doanh nghiệp. Các tiếp cận này đã nêu bật được lên rằng, ngay bản thân KH&CN cũng có thể tạo ra đổi mới sáng tạo, và đổi mới sáng tạo là nhấn mạnh vào tính mới trong bất kỳ một khâu, một công đoạn hay hoạt động nào đó của chu trình sản xuất kinh doanh. Dựa trên nghiên cứu của Freeman, Brooks và các đồng nghiệp (2011) cho rằng đổi mới sáng tạo là sự phổ biến (spread) và lan tỏa (difusion) của công nghệ vào xã hội và các tổ chức.

Không chỉ thế, đổi mới sáng tạo còn được hiểu theo nhiều khía cạnh và phân loại khác nhau. Điển hình nhất trong báo cáo của mình, OECD (2005) đã đưa ra các yêu cầu tối thiểu để một hoạt động được gọi là đổi mới sáng tạo, là phải thuộc một trong 4 lĩnh vực sau: sản phẩm, quy trình, tiếp thị (marketing) và tổ chức mà trong đó, đổi mới có thể thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc phi công nghệ. Trên thực tế, đổi mới “phi công nghệ” cũng có vai trò quan trọng không kém so với các đổi mới về mặt công nghệ. Như vậy có thể thấy rằng thuật ngữ đổi mới sáng tạo là một khái niệm rộng với những cách hiểu không giống nhau dựa vào các cách tiếp cận. Baregheh và đồng nghiệp (2009) đã tổng thuật lại hơn 60 định nghĩa khác nhau của khái niệm đổi mới sáng tạo để đề xuất một khái niệm thống nhất và toàn diện. Theo các học giả này, đổi mới sáng tạo là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, theo đó các tổ chức chuyển đổi từ ý tưởng thành các sản phẩm, dịch vụ hoặc cải tiến, hay đổi quy trình để thúc đẩy sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt thành công trên thị trường.Đây là một định nghĩa được luận án đánh giá là khá toàn diện và đầy đủ, tuy nhiên, đến nay giới học thuật vẫn sử dụng các định nghĩa khác nhau tùy theo từng mục đích nghiên cứu.

Các nghiên cứu về hoạt động đổi mới sáng tạo tại các công ty hàng đầu thế giới cho thấy, các nỗ lực đổi mới không chỉ chú trọng vào các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hay dịch vụ - những yếu tố có thể dễ dàng bị sao chép hay bắt chước bởi các tổ chức khác, mà còn dành một phần không nhỏ nguồn lực để đẩy nhanh các hoạt động đổi mới liên quan tới mô hình kinh doanh hay các chuỗi giá trị bền vững. Dựa vào phân loại của OECD, đổi mới sáng tạo là việc thực hiện (implementation) các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc được cải tiến rất nhiều; các quy trình; các phương pháp tổ chức mới (ESCAP, 2016). Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, khi đối tượng nghiên cứu là chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, nghiên cứu sinh

không xem xét đổi mới sáng tạo trong những lĩnh vực này. Thay vào đó, các hoạt động giúp khai thác, ứng dụng các thành tựu của KH&CN vào phục vụ sản xuất để đưa ra những nội dung mới trong các yếu tố sản xuất được đặc biệt chú trọng nghiên cứu và phân tích.

2.1.1.3. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như một thuật ngữ thống nhất

Khoa hoc, công nghệ và đổi mới sáng là các lĩnh vực khác biệt nhưng có nhiều hoạt động có phụ thuộc lẫn nhau cao (Brooks, 1994). Theo tiến trình phát triển của lịch sử loài người nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học, tích luỹ tri thức luôn được con người theo đuổi, bên cạnh lý tưởng nhằm làm dồi dào và phong phú hơn kho tàng tri thức của nhân loại, thì còn nhằm mục tiêu cụ thể hơn là giúp con người có thể hiểu, chinh phục giới tự nhiên và xã hội, giúp chuyển hóa những nguồn lực, những thế mạnh của tự nhiên và ngay cả của chính xã hội loài người thành của cải vật chất, giúp cho cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và được nâng cấp. Sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ với những tri thức, những thành tựu ngày càng được rút ngắn về thời gian nghiên cứu, cũng như quá trình chuyển hóa các tri thức khoa học, công nghệ này vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã khiến chúng ta nhận ra rằng, việc nghiên cứu và khám phá ra các tri thức, công nghệ mới thôi là chưa đủ, mà hơn thế nữa, cần phải biết cách ứng dụng các tri thức đó đúng lúc, đúng chỗ và phù hợp thì mới khiến những tri thức khoa học, công nghệ này thực sự phục vụ được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực sự có được những sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất mới, phương thức kết hợp các yếu tố đầu vào mới hay quy trình sản xuất mới.Tính mới này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh, tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả một quốc gia nói riêng. Chính vì vậy, các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế hiện đại không chỉ đề cao tầm quan trọng của các thành tựu khoa học, công nghệ, mà còn ngày càng nhấn mạnh hơn vai trò của đổi mới sáng tạo, coi đây là quá trình tương tác hai chiều với nhau.

Các tri thức khoa học, công nghệ thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ phục vụ tốt hơn cho nền sản xuất và cuộc sống; ngược lại, hoạt động đổi mới sáng tạo thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các học giả và các nhà khoa học có cái nhìn mới

Khoa học

Đổi mới sáng tạo Công nghệ

hơn, khách quan hơn và có tính khám phá tốt hơn để tiếp tục đào sâu nghiên cứu vào đạt được các kết quả và thành tựu mới.Mối quan hệ này đã thúc đẩy việc sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “khoa học, công nghệ” và “đổi mới sáng tạo” như một quy trình thống nhất và đòi hỏi tính đồng bộ trong quá trình phát triển cũng như trong quá trình hoạch định và thựcthi các chính sách có liên quan (Hình 2.1).

Hình 2.1:Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nguồn: NCS xây dựng Trong những năm gần đây, mặc dù hai thuật ngữ “khoa học, công nghệ” và “đổi mới sáng tạo” thường được sử dụng đồng thời với nhau như một khái niệm thống nhất, nhưng trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng khái niệm về

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w