KỹThuật Bào Chế Quy Trình Sản Xuất

Một phần của tài liệu chương 6 bào chế thuốc phun mù (Trang 30 - 37)

Quy Trình Sản Xuất

Do đặc điểm nhạy cảm với nhiệt độ khác nhau của khí đẩy, 2 quy trình bào chế được tiến hành gồm

Quy trình dùng áp suất cao,

nhiệt độ cao: thường sử dụng

áp suất cao để nén khí đẩy vào bình thuốc đã

đóng sẵn van. Kỹ thuật này áp

dụng được cho cả hai loại khí đẩy, khí nén (khí nén hoá lỏng). Quy trình lạnh: dùng riêng cho khí nén hoá lỏng

Đóng khí đẩy Hóa Lỏng Nén Khí Đẩy Đặt Van Đặt Van Pha Thuốc Chuẩn bị Bình Chứa ( Khô, Sạch) Kiểm Tra Đóng Thuốc vào Bình Làm lạnh (-35 đến -40oC Máy nén khí Bồn trữ khí lỏng Bồ trữ khí Dán nhãn, bao bì bảo quản

Kỹ Thuật Bào Chế

Quy trình nhiệt độ lạnh: chỉ áp dụng cho khí hoá lỏng CFC: (Propellant 11, 12, 114) phải có thiết bị làm lạnh khí xuống - 35 - 400C Ở nhiệt độ này, khí hoá lỏng hoàn toàn.

Không dùng cho khí hoá lỏng hydrocarbon vì dễ thoát khí khỏi thiết bị, gây cháy nổ và thận trọng với loại floro carbon vì dễ thoát khí gây ngạt. Lượng khí lỏng đóng vào từng chai/lọ/bình được xác định bằng phép cân.

Kỹ Thuật Bào Chế

Quy trình dùng áp suất cao nén khí: phải có thiết bị

nén khí ở áp suất cao 80 - 150 PSI, trong một chu trình kín, có thể áp dụng cho cả khí nén hoặc khí hoá lỏng

Ở quy mô công nghiệp, quy trình dùng áp suất cao được ưa chuộng hơn vì nhiều lý do: ít bị ô nhiễm từ

môi trường; ít thoát khí đẩy; máy đóng năng suất cao (đóng trong lồng kín nhiều bình, đóng bằng máy xoay tròn nhiều đầu bơm tự động)

Kỹ Thuật Bào Chế

Với khí hoá lỏng: dùng một burette có thể đong những thể tích nhất định 100 - 1000 ml khí hoá lỏng, nén từ bồn trữ vào bình chứa thuốc đã đóng van. Hệ thống đóng khí này có một van 3 ngã vừa

nhận khí hoá lỏng, vừa có thể nối với máy nén khí hoặc bình khí trơ nitơ N2 để đẩy khí từ buret vào bình thuốc.

Kỹ Thuật Bào Chế

Với khí nén: Các khí này được tồn trữ trong các bồn chứa ở áp suất cao (» 150PSI), nên có thể bơm vào bình chứa thuốc đã gắn van, qua đường ống nối với 1 đầu bơm có gắn áp kế, điều chỉnh bằng tay hoặc cài đặt tự động.

Trong trường hợp cần hoà tan một lượng lớn khí đẩy trong thuốc, khí carbonic, nitơ dioxid được bơm vào trong trạng thái lắc bình khi nén khí. Trường hợp để tăng lượng khí đẩy trong bình cũng dùng 2 khí trơ trên.

Kỹ Thuật Bào Chế

Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh

Chú Ý

Trong cả 2 quy trình dùng nhiệt độ lạnh hoặc

dùng áp suất cao đều có thao tác đuổi không khí khỏi bình trước khi đóng khí đẩy

Có thể thực hiện bằng hút chân không liên kết với nén khí trong quy trình dùng áp suất cao,

hoặc đơn giản đặt vào bình một ít khí hoá lỏng, khí hoá hơi sẽ ở lại bình và đuổi không khí khỏi bình.

Kỹ Thuật Bào Chế

Thuốc Khí Dung Hoàn Chỉnh

Kiểm tra độ kín: nhúng bình đã hoàn chỉnh trong nồi cách thuỷ ở 54 – 55oC phát hiện bình hở để loại bỏ

nếu thấy xuất hiện bọt khí.

Dán nhãn và hoàn chỉnh bao bì: tương tự như các

dạng thuốc khác. Do bình khí dung bằng các vật liệu kim loại, hoặc phủ nhựa nên thường in sẵn nhãn

hiệu trong khâu sản xuất bao bì, nên không phải dán nhãn.

Bảo quản: các bình khí dung luôn ở trạng thái áp suất cao nên không được đè nén bình, chọc vật cứng,

nhất là khống chế nhiệt độ nơi tồn trữ < 50oC... để tránh nổ bình hoặc nổ cháy với những chất khí đẩy dễ cháy.

Một phần của tài liệu chương 6 bào chế thuốc phun mù (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(37 trang)