42Khái niệm ung thư trong y học cổ truyền phương Đông là một khái niệm bệnh

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT (Trang 42 - 43)

CÃI TỬ HOÀN SINH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ MÁU

42Khái niệm ung thư trong y học cổ truyền phương Đông là một khái niệm bệnh

lý hoàn toàn khác, với khái niệm Ung thư mà người ta thường dùng hiện nay. Khái niệm này chỉ để mô tả những căn bệnh về tà khí rất thông thường, thậm chí là khá đơn giản trong hệ thống bệnh lý Á đông.

Có thể nói, danh từ ung thư đã được ghi lại sớm nhất trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, một bộ sách y cổ nhất của phương Đông, và có thể nói là bộ sách nhập môn cho những người theo học Đông Y.

Trong phần Linh khu Ung thư thiên ở sách này có đoạn chép. Hoàng Đế đã hỏi Kỳ Bá : "Phu tử ngôn ung thư, hà dĩ biệt chi ?" (Lão sư nói về ung với thư, lấy gì để phân biệt ?).

Sau này, nhiều y thư cổ khác như Vệ Tề Bảo Thư, Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận, Y Tông Kim Giám, Ngoại Khoa Chính Tông, Dương Y Chuẩn Thằng, Ung Thư Thần Diệu Chân Kinh. Thái Bảo Thần Phương, và kể cả Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm Lĩnh, Thương Hàn Luận cũng đều đã đề cập đến với những kiến giải rất sâu sắc về Ung-Thư.

Gọi chung là Ung- Thư nhưng kỳ thực đó là hai bệnh danh khác nhau, chỉ có chung một số nguyên nhân gây bệnh giống nhau mà thôi. Đó là "ung chứng" và "thư chứng".

Ung là chỉ loại, mụt nhọt (áp-xe , surface sore, internal abscess) phát sinh cấp tính ở giữa da cơ với tốc độ nhanh, sưng nóng đỏ đau, nổi cao lên có giới hạn rõ ràng, dễ làm mủ và dễ vỡ, khi vỡ mủ rồi thì dễ hàn miệng, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có hoặc không có các chứng trạng toàn thân như phát sốt, sợ lạnh, môi khô miệng khát.

Theo các y văn cổ, ung hàm nghĩa là khí huyết không thông vì độc tà ủng tắc.

Sách Nội kinh viết:" Dinh khí khổ lưu vu kinh mạch chi trung, tắc huyết khấp nhi bất hành, bất hành tắc vệ khí tòng chi nhi bất thông, ủng át nhi bất đắc hành, cố nhiệt. Đại nhiệt bất chỉ, nhiệt thắng tắc nhục hủ, nhục hủ tắc vi nùng, nhiên bất năng hãm, cốt tủy bất vi tiêu khô, ngũ tạng bất vi thương, cố mệnh viết ung" (Dinh khí ở trong kinh mạch, khi nó lưu hành không được thông sướng làm cho vệ khí bị ngăn trở nên mới phát sốt. Khi sốt cao không dứt, thế nhiệt quá mạnh làm cho thịt nát hóa thành mủ, nhưng nhiệt độc chỉ ở phần ngoài, không hãm vào trong, nên xương tủy và ngũ tạng không bị tổn thương, thì gọi là ung).

43 Sách Cảnh Nhạc Toàn Thư thì cho rằng : ung là do dương độc nhiệt tà ủng tắc

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT (Trang 42 - 43)