i) Khi công việc hoàn thành, chỉ huy kiểm tra chất lượng công việc, thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc, rút biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm (nếu có); cho nhân viên đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc tập kết ở vị trí an toàn, nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác không tự ý trở lại khu vực làm việc và tiếp xúc với thiết bị. Ghi thời gian kết thúc toàn bộ công việc, ký vào Mục 3 của Lệnh công tác và báo cho người ra lệnh biết;
Điều 36. Nhân viên đơn vị công tác
1. Nhân viên đơn vị công tác phải là những người được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao, được người ra lệnh giao nhiệm vụ (cử) thực hiện công việc.
2. Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác
a) Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp;
b) Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc;
c) Tự kiểm tra và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm phải phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ; nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết;
e) Ký tên vào Mục 1.2 của Lệnh công tác khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc (nếu có trong trường hợp đang thực hiện công việc);
f) Chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo an toàn khi làm việc. Từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an toàn, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận thì báo cáo cấp trên để giải quyết;
g) Không được vào các vùng mà người chỉ huy trực tiếp cấm vào hoặc các vùng có nguy cơ xảy ra tai nạn;
h) Khi xảy ra tai nạn phải tìm cách cứu chữa người bị nạn.
Mục 5