amoxicillin (AMO) bằng hệ H2O2/ZVI, S2O82-
/ZVI, H2O2/S2O82-
/ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82-/ZVI/UV và H2O2/S2O82-/ZVI/UV
2.4.2.1. Nghiên cứu khả năng xử lý CIP, AMO bằng các hệ oxy hóa H2O2/ZVI, S2O82- /ZVI, H2O2/S2O82- /ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82- /ZVI/UV và H2O2/S2O82- /ZVI/UV
Khảo sát sự phân hủy CIP và AMO trong hệ H2O2/ZVI, S2O82-/ZVI, H2O2/S2O82-/ZVI, H2O2/ZVI/UV, S2O82-/ZVI/UV và H2O2/S2O82-/ZVI/UV được thực hiện ở trong thiết bị quang hóa (hình 2.1) với dung tích 500 mL, điều kiện thí nghiệm của các hệ như
sau: pH = 3, [CIP]o = 1,36 µM, [AMO]o = 1,2 µM, cường độ đèn UV = 11W, nhiệt độ t = 25oC, tỉ lệ mol CIP/H2O2/S2O82-/ZVI thay đổi theo các tỉ lệ mol thay đổi từ 1/2,5/2,5/0; 1/2,5/2,5/5 cho đến 1/10/5/20 và 1/10/10/20. Trong khi đó, tỉ lệ AMO/H2O2/S2O82-/ZVI thay đổi từ 1/25/25/0; 1/25/25/25 cho đến 1/50/25/100 và 1/25/50/100.
Các mẫu dung dịch kháng sinh trước và sau xử lý được lọc rồi lấy vào ống nghiệm với thể tích 4 mL trong ống nghiệm luôn chứa sẵn 1 mL ethanol (96%) đậy nắp và lắc đều. Sự suy giảm nồng độ kháng sinh CIP, AMO theo thời gian được xác định bằng phương pháp HPLC. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và sử dụng phương pháp thống kê t-test trong Microsoft Excel ver 2016 để xử lý.
Hiệu suất phân hủy các CIP, AMO được tính theo công thức:
% =0− 100 % (2.5)
0
Trong đó Ct là nồng độ kháng sinh (mg/L) tại một thời điểm nhất định t, Co là nồng độ kháng sinh ban đầu (mg/L).
2.4.2.2.Nghiên cứu ảnh hưởng anion vô cơ đến khả năng xử lý kháng sinh
CIP, AMO bằng hệ oxy hóa tăng cường H2O2/S2O82-
/ZVI/UV
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các anion NO3-
, PO43-
, Cl- và CO32-
trong mẫu nước thải nhân tạo đến khả năng xử lý CIP và AMO bằng hệ oxy hóa tăng cường dưới tác dụng tia UV (CIP/ H2O2/S2O82- /ZVI/UV, AMO/ H2O2/S2O82- /ZVI/UV), Lần lượt một lượng ion SO42- , PO43- , Cl- và CO32-
là 100 mg/L được bổ sung vào mẫu nước thải nhân tạo chứa [CIP]o = 1,36 µM và [AMO]o = 1,2 µM. CIP và AMO được xử lý bằng các hệ oxy hóa nâng cao ở điều kiện pH=3 tỉ lệ mol CIP/H2O2/S2O82-
/ZVI/UV là 1/5/5/10 và AMO/ H2O2/S2O82-
/ZVI/UV là 1/50/50/100 với tia UV với công suất 11W, t=25oC. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và sử dụng phương pháp thống kê t-test trong Microsoft Excel ver 2016 để xử lý.
2.4.2.3.Các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy CIP và AMO bằng
hệ oxy hóa tăng cường H2O2/S2O82-
/ZVI/UV
Dung dịch kháng sinh CIP và AMO được xử lý bằng hệ oxy hóa tăng cường
H2O2/S2O82-
t=25oC, tỉ lệ mol CIP/ H2O2/S2O82-/ZVI và AMO/ H2O2/S2O82-/ZVI lần lượt là 1/5/10/10 và 1/25/25/100. Dung dịch kháng sinh trước và sau phản ứng (theo thời gian) được lấy mẫu và đi đo LC/MS/MS tại trung tâm Nhiệt đới Việt Nga để tìm các sản phẩm trung gian