khí tượng
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có các hệ thống WebGIS cho từng khu vực, địa bàn hành chính, từng quốc gia (nhất là các nước phát triển) về các vấn đề: giao thông, dân số, du lịch, giải trí, tài nguyên,...Tuy nhiên, hệ thống WebGIS có sử dụng ảnh khí tượng và nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu khí tượng, chất lượng không khí thì chưa nhiều, hoặc nếu có thì cũng có những mặt hạn chế nhất định. Trong pham vi của luận văn, học viên sẽ giới thiệu 1 sô hệ thống WebGIS cho phép hiển thị, theo dõi, tìm kiếm dữ liệu chất lượng không khí, khí tượng được sử dụng trên thế giới và trong Việt Nam.
1.4.1. Một số hệ thống trên thế giới Hệ thống WebGIS Windy.com
Được thành lập vào tháng 11 năm 2014 bởi Ivo Lukačovič.] Ban đầu, cổng thông tin tập trung vào hoạt hình gió, hiện tại có các thông số khí tượng cơ bản khác như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm tương đối, nền tảng đám mây và các bảng bổ sung với dữ liệu nâng cao hơn. Hoạt hình gió dựa trên dự án nguồn mở của Cameron Beccario earth. Các tính năng nổi bật của dự án:
− Theo dõi tổng hợp thời tiết toàn cầu theo từng yếu tố: nhiệt độ, gió, độ ẩm,...
− Theo dõi chất lượng không khí của từng khu vực
− Dự báo thời tiết cụ thể, chi tiết cho từng khu vực trong 7 ngày: dự báo và Radar thời tiết nổi bật với tính năng cung cấp các thông tin thời tiết cụ thể như: Tốc độc gió; Nhiệt độ; Tình trạng mưa, sét; Độ cao của sóng biển....
− Cung cấp mô hình dự báo thời tiết chuẩn hàng đầu theo thời gian thực của NOAA: ECMWF, GFS. Đây là mô hình được công nhận độ chính xác cao nhất hiện nay.
− Cảnh báo thời tiết.
− Tìm kiếm địa điểm, xem hình ảnh thực của 1 khu vực dễ dàng ngay trên bản đồ
− Theo dõi thời tiết một số khu vực có các hoạt động ngoài trời, khu vực xảy ra đám cháy
− Thêm các khu vực yêu thích, dễ dàng theo dõi thời tiết.
Về công nghệ trên bản đồ, dự án sử dụng bộ thư viện Leaflet làm nền tảng, là thư viện JavaScript mã nguồn mở hàng đầu dành cho các bản đồ, hoạt động hiệu quả trên tất cả các nền tảng máy tính để bàn và di động, có thể được mở rộng với nhiều plugin, kết hợp với các API có trả phí do dự án tự phát triển để trực quan hóa bản đồ, phân tích,
dự báo cho dữ liệu khí tượng và chất lượng không khí. Hệ thống có khả năng tích hợp với GoogleMap và ESRIMap, 2 công nghệ bản đồ lớn nhất hiện nay. Để truy cập vào các dịch vụ bản đồ mà Windy.com cung cấp, chúng ta cần có môt API key và truy xuất vào lớp bản đồ mong muốn với định dạng như sau:
https://tiles.windy.com/tiles/v10.0/darkmap-retina/{z}/{x}/{y}.png?appid={API key}
Hệ thống WebGIS Chỉ số Chất lượng không khí thế giới aqicn.org
Đây là một dự án phi lợi nhuận được bắt đầu từ năm 2007. Nhiệm vụ của dự án là nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí cho người dân và cung cấp thông tin thống nhất về chất lượng không khí trên toàn thế giới. Dự án đang cung cấp thông tin minh bạch về chất lượng không khí cho hơn 130 quốc gia, phủ sóng hơn 30.000 trạm tại 2000 thành phố lớn. Các tính năng nổi bật của dự án:
− Theo dõi, tra cứu các chỉ số về chất lượng không khí như PM2.5, PM10, O3, NO2, SO2, CO…
− Đưa ra các dự báo trong vòng 7 ngày tới về hướng và tốc độ gió, chỉ số PM2.5, Ô-zôn
− Xem được dữ liệu lịch sử hàng ngày của các chỉ số: PM2.5, PM10, O3, NO2, SO2, CO
− Thống kê và đưa ra bảng xếp hạng không khí cho các quốc gia
Về công nghệ trên bản đồ, dự án sử dụng bộ thư viện Leaflet làm nền tảng, là thư viện JavaScript mã nguồn mở hàng đầu dành cho các bản đồ, hoạt động hiệu quả trên tất cả các nền tảng máy tính để bàn và di động, có thể được mở rộng với nhiều plugin.
Hệ thống khám phá chất lượng không khí iqair.com
Tổ chức IQAir AirVisual được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ. Đây là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí. Thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu của IQAir AirVisual là chỉ số bụi mịn PM2.5 trong không khí.
Dữ liệu của IQAir AirVisual được thu thập từ các trạm quan trắc không khí của nhiều chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu, cung cấp cho mọi người quyền truy cập miễn phí vào CSDL chất lượng không khí lớn nhất thế giới, trải dài hơn 10000 địa điểm trên toàn cầu, và ngày 1 tăng lên [11]. Tại Hà Nội, IQAir AirVisual thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí, gồm có 10 trạm thuộc chính phủ, tại TP HCM, IQAir AirVisual có dữ liệu từ 7 trạm. Ngoài dữ liệu thu thập từ các trạm, AirVisual còn
thu thập số liệu thông qua ảnh vệ tinh, các dữ liệu viễn thám này sau khi được đưa vào mô hình tính toán sẽ cho ra kết quả là các chỉ số chất lượng môi trường không khí, lấy số liệu từ người dân thông qua các thiết bị mà bên AirVisual cung cấp.
Hệ thống bao gồm một số tính năng nổi bật sau:
− Cung cấp chất lượng không khí theo chỉ số AQI (Mỹ).
− Bảng xếp hạng chất lượng không khí theo AQI
− Đưa ra cảnh báo và lời khuyên theo từng mốc.
− Dự báo chất lượng không khí trong 1 tuần.
− Bản đồ chất lượng không khí trên toàn thế giới.
− Tra cứu nồng bộ một số tác nhân nguy hiểm như: PM2.5, PM10, ozone, nitơ dioxide, sulfur dioxide và carbon monoxide