Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình xé dán:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển kỹ năng xé dán (Trang 26 - 32)

2.1 Điều tra :

2.1.1. Nghiên cứu thực trạng :

Dùng phiếu câu hỏi để thăm dò ý kiến của một số giáo viên các trường về: - Tình hình tổ chức hoạt động tạo hình , tình hình sử dụng vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình của trẻ.

- Hiểu biết của giáo viên về những yêu cầu của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên.

- Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú và khả năng hoạt động của trẻ trong hoạt động tạo hình khi có sử dụng vật liệu thiên nhiên.

2.1.2. Quan sát :

- Dự giờ, quan sát trực tiếp cách thức tổ chức các tiết học tạo hình. - Ghi chép phương pháp lên lớp của cô, chất lượng của mẫu quan sát( có phù hợp với trẻ và yêu cầu của giờ học hay không... ) khả năng hoạt động của trẻ, mức độ hứng thú trong học tập và kết quả hoạt động của trẻ qua sản phẩm.

2.2. Thực nghiệm

2.2.1. Thực nghiệm khảo sát

- Tiến hành phân nhóm : 2 nhóm trẻ này có trình độ ngang nhau. Nhóm đối chứng : 25 trẻ

Nhóm thực nghiệm : 25 trẻ

- Khảo sát qua 2 bài vẽ không sử dụng vật liệu thiên nhiên Bài 1 : Vẽ tự do theo ý thích ( vẽ những gì trẻ thích ) Bài 2 : Xé dán lá và hoa.

Qua quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu về những biểu tượng của trẻ có phong phú hay không và đánh giá mức độ hứng thú của trẻ trên kết quả bài vẽ và những biểu hiện của trẻ.

2.2.2. Thực nghiệm hình thành :

A. Tổ chức cho trẻ dao chơi và quan sát thiên nhiên.

- Quan sát vườn hoa cây cảnh xung quanh trường.

- Quá trình dạo chơi quan sát môi trường thiên nhiên sẽ rèn cho trẻ óc quan sát, chú ý, tìm tòi và ghi nhớ các đặc điểm.

Ví dụ : Bằng đồ chơi : Đố lá - Đố hoa. - Quan sát vườn hoa :

Cô hướng dẫn cho trẻ tri giác, quan sát vườn hoa chưa nở với nụ hoa chúm chín và vườn hoa đã nở rộ.

B. Cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật, đối chiếu thiên nhiên trong hiện thực với thiên nhiên trong tác phẩm.

Đây là hình thức tạo điều kiện cho trẻ tập tri giác đối tượng hình thành thế giới thẩm mỹ , đó là các tác phẩm nghệ thuật, các bức tranh thiên nhiên về các mùa. Một số tượng về con vật, các loại quả, một số bức tranh về sếp dán có nhiều tranh bằng lá khô, cánh hoa... xếp dán một số hình con vật, cây cối, hoa lá... và cuối cùng cho trẻ quan sát một số tranh vẽ chân dung và vẽ hoạt động của con người.

Chúng tôi đưa vật liệu thiên nhiên vào các tiết học tạo hình từ đơn giản đến phức tạp.

Ở các tiết sau chúng tôi hướng dẫn trẻ sử dụng các vật liệu thiên nhiên phức tạp hơn, cát, sỏi, đất sét... trên các tiết nặn,vẽ.

Ví dụ : Cho trẻ vẽ trên cát ướt.

c. Tổ chức hoạt động ngoài trời.

Vẽ, xây dựng, chắp ghép, mô hình...

Ban đầu trẻ có thể vẽ, nặn, xếp dán... những gì trẻ thích, sau đó cô cung cấp cho trẻ một số biểu tượng mới ( thông qua quá trình quan sát tự nhiên).

Cô sử dụng vật liệu thiên nhiên xen kẽ vào các hoạt động tạo hình một cách hài hòa.

Ví dụ : Cô tổ chức hoạt động ngoài trời với nhiều nhóm nhỏ. Nhóm nặn : Cô cho trẻ sử dụng đất sét

Nhóm xếp dán : Dùng vật liệu thiên nhiên là lá khô, hoa, hột, hạt Nhóm xây dựng : Dùng loại vật liệu là sỏi.

Nhóm vẽ : Vẽ trên cát ướt.

- Cô giáo cung cấp cho trẻ những biểu tượng mới đồng thời cho trẻ sử dụng các loại vật liệu mới lấy từ thiên nhiên, điều này đã kích thích trẻ có cảm xúc vui sướng, thích thú và ấn tượng đối với những biểu tượng đó. Lúc đó, nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa khả năng tưởng tượng sáng tạo, kỹ nẵng, kỹ xảo nhuần nhuyễn cộng với niềm hứng thú thì sản phẩm của trẻ sẽ đạt được kết quả.

D. Sử dụng các sản phẩm, tạo hình làm từ vật liệu thiên nhiên vào các tiets học khác và hoạt động vui chơi sinh hoạt.

Điều này sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình tốt hơn. Trẻ sẽ cảm thấy sung sướng và tự hào khi các sản phẩm của mình được sử dụng vào sinh hoạt, hoạt động vui chơi.

E. Tổ chức triển lãm nhỏ.

Tổ chức triển lãm nhỏ cho trẻ về những sản phẩm của trẻ. Điều này giúp ích rất nhiều để trẻ có thể quan sát, tri giác các sản phẩm của mình và của bạn. Từ đó biết tự đánh giá sản phẩm của mình làm ra và của bạn. Buổi triển lãm sẽ tạo cho trẻ những ấn tượng sâu sắc, trẻ cảm thấy mình có một vị trí quan trọng trong buổi triển lãm đó. Điều này giúp trẻ hứng thú, cố gắng tích cực sáng tạo trong hoạt động để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.

2.2.3. Thực nghiệm kiểm chứng.

Được tiến hành sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm hình thành. - Thực nghiệm này được tiến hành trên 2 nhóm trẻ với nội dung bài vẽ và cách thức tổ chức tiết học như nhau, không sử dụng vật liệu thiên nhiên.

Bài 1 : Vẽ theo ý thích ( vẽ những gì bé thích ) Bài 2 : Xé dán các con vật mà cháu thích

Sau đợt thực nghiệm chúng tiến hành so sánh sản phẩm của trẻ ở cả hai nhóm.

Chúng tôi xem xét theo nhiều phương diện khác nhau bằng nhiều phương pháp khác nhau.

- Biểu hiện bên ngoài qua các hành vi : Hành động , tác phong, tư thế trong tạo hình, vẻ mặt, phản ứng trước tác động của đối tượng quan sát miêu tả.

- Các câu nói trẻ phát ra trong quá trình quan sát, các câu trả lời.

- Xem xét hứng thú của trẻ qua xu hướng và mức độ gắn bó của nó với nội dung tạo hình.

- Qua kết quả của hoạt động tạo hình ( 4 mảng có các mức độ hứng thú khác nhau ).

Bảng 3: Mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.

Biểu hiện theo các múc độ Tiêu chuẩn đánh giá hứng thú Hứng thú cao Hứng thú bình thường Hứng thú ít Không hứng thú Hành vi Vui sướng, vỗ tay reo khi vẽ được chi tiết mới. Tập trung vào hoạt động quên hết sự có mặt của những người xung quanh Chăm chú quan sát, đầu ngẩng cao lắng nghe, mắt mở to, quan sát. Miệng nói về nội dung khi vẽ Có tập trung vào quan sát thực hiện, nhận xét Không chú ý, quay sang trêu bạn, nghịch bút, giấy vẽ miễn cưỡng, không thích thú

Lời nói Trẻ nói to, reo lên những điều trẻ biết. Trẻ rất thích hỏi cô và nói về những đối tượng mà trẻ chú ý khám phá Trẻ trả lời có giải thích, biểu lộ sự suy nghĩ và tình cảm của nó tham gia đánh giá nhận xét sản phẩm Không nói chuyện. Khi cô giáo hỏi thì trả lời ngắn nhưng có thể giải thích khi được hỏi thêm Nói chuyện riêng không liên quan đến bài học. Khi cô hỏi thì nói vội không suy nghĩ, khi nhận xét thì im lặng học nói chuyện khác

Thái độ Vui vẻ hào hứng trong quá trình hoạt động, reo lên khi phát hiện ra những điều mới lạ. Chú ý nhận xét sản phẩm tạo hình Tham gia hoạt động cùng các bạn. Nét mặt vui vẻ, có những câu nói thể hiện sự vui sướng Chăm chú vào quan sát , thái độ nghiêm túc vâng lời. Vẻ mặt bình thường Khong tập trung chú ý trong cả quá trình quan sát, miêu tả và nhận xét các sản phẩm tham gia hoạt động thờ ơ. Kết quả hoạt động Có nhiều ý tưởng mới lạ, cùng một thời gian có thể vẽ hai tranh. Nội

Bố cục sản phẩm tương đối hợp lý, màu phù hợp với nội dung

Nội dung ít, phong phú, hoàn thành được sản phẩm của Bố cục tranh chưa cân đối, nội dung thường giống bạn bên cạnh,

dung phong phú mình cùng một thời gian nhưng chưa hoàn thành sản phẩm của mình.

Để kiểm tra về mức độ hứng thú của trẻ là một việc làm hết sức phức tạp và khó khăn. Nên ngoài thang đánh giá ở trên chúng tôi còn dựa vào thời gian trẻ tập trung chú ý tích cực hoạt động, tốc độ hoạt động của trẻ.

Bảng 4 : Mức độ chú ý tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hình ( trên tiết học ).

TT Thời gian ( phút ) Phân loại 20 – 25 Hứng thú cao 15 – 20 Hứng thú bình thường 10 – 15 ít hứng thú

5 - 10 Không hứng thú

3.2. Đánh giá về nội dung của sản phẩm tạo hình

- Loại yếu : Lặp lại nội dung miêu tả đã học trong chương trình, chủ yếu thể hiện các sự vật đơn lẻ.

- Loại trung bình : Biết kết hợp hình ảnh các sự vật đơn lẻ để thể hiện trên sản phẩm của mình.

- Loại khá : Tự lựa chọn nội dung đơn giản vượt qua ngoài phạm vi nội dung chương trình đã được học.

- Loại tốt : Biết tìm tòi nội dung hấp dẫn, thể hiện chủ đề mới, với sự kiện hấp dẫn.

3.3. Đánh giá về hình thức thể hiện :

- Loại yếu : Đường nét rời rạc, hình vẽ không rõ ràng, còn mang tính chắp ghép, màu sử dụng một cách vô ý thức, bố cục không cân đối với tờ giấy.

- Loại trung bình : Đường nét rõ ràng, hình vẽ mang tính khuôn mẫu đồ họa, khi sử dụng màu hay vị dập khuôn. Bố cục trên đường thẳng ngang.

- Loại khá : Đường nét liền mảnh, mềm mại, hình vẽ được bổ sung thêm một số chi tiết gân giống với hình ảnh thật. Màu sắc được sử dụng một cách có ý thức. Bố cục thể hiện chiều sâu không gian ( nhiều tầng ).

- Loại tốt : Đường nét liền mảnh, hình vẽ đã thể hiện những nét cụ thể độc đáo gần gũi với hình ảnh thật sinh động. Màu sắc được sử dụng một cách hợp lý và thể hiện trạng thái xúc cảm phù hợp.

3.3.2. Tranh xé dán :

- Loại yếu : Các mảng hình không rõ hình, tỷ lệ kích thước không cân đối, không có sự phân biệt các bộ phận chính và các chi tiết phụ, các mảng màu mang tính chắp ghép, không hài hòa. Hình ảnh mang tính đơn lẻ rời rạc.

- Loại trung bình : Các hình xé dán hoặc cắt có hình dạng gần gũi hơn so với hình sảnh của đối tượng miêu tả. Cấu trúc tương đối hợp lý song còn đơn điệu, màu sắc chưa phù hợp với ý đồ tạo hình.

- Loại khá : Các mảng hình sắp xếp tương đối hợp lý. Có sự phân biệt chi tiết chính và phụ trong cấu trúc . Màu sắc phối hợp có suy nghĩ, có mối liên hệ giữa các thành phần bố cục chung.

- Loại tốt : Hình xé mềm mại, có mảnh lớn và các chi tiết nhỏ thể hiện nét độc đáo của đối tượng miêu tả về hình, về màu sắc. Bố cục liên kết dễ hiểu, thể hiện tính nhịp điệu.

Dựa vào thang đánh giá khả năng tạo hình và mức độ hứng thú của trẻ, chúng tôi phân tích các bài xếp dán, vẽ nặn của trẻ ( các bài ở thực nghiệm khảo sát, thực nghiệm hình thành và thực hiện kiểm chứng ). Từ đó, chúng tôi so sánh đối chiếu giữa hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ) để biết độ khác nhau giữa nhóm trước và sau khi tác động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển kỹ năng xé dán (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)