Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh khải thịnh (Trang 26 - 28)

- Nội dung đề tài:

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con ngƣời, một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh tế-kỹ thuật. Hay nói cách khác nguồn nhân lực là những ngƣời tạo nên lực lƣợng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. "Vốn con ngƣời" đôi khi đƣợc sử dụng đồng nghĩa với "nguồn nhân lực".

Chất lƣợng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của ngƣời lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng nhƣ thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngƣời lao động.

Hay chất lƣợng nguồn nhân lực có thể đƣợc hiểu là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực.

Chất lƣợng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống ngƣời dân trong một xã hội nhất định. Chất lƣợng nguồn nhân lực ảnh hƣởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tƣ. Với doanh nghiệp nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đến sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp là nhân lực. Nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt đáp ứng các yêu cầu đặt ra quyết định tới sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực.

Số lƣợng và đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Số lƣợng nguồn nhân lực: Là tổng số ngƣời tham gia vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và đƣợc trả công. Số lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu nhân lực theo các tiêu thức khác nhau.

Chất lƣợng nguồn nhân lực: Thể hiện ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực), ý thức xã hội (là sự hiểu biết về pháp luật lao động, an toàn lao động và kỷ luật lao động). Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn, tay nghề nguồn nhân lực nhƣ chỉ tiêu: số lƣợng lao động đƣợc đào tạo, cơ cấu đào tạo… Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lƣợng của nguồn nhân lực. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe (thể lực) của nguồn nhân lực nhƣ các chỉ tiêu đo lƣờng về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa…Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết của ngƣời lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp.

Khi nói đến chất lƣợng nguồn nhân lực là nói đến sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố trí lực, thể lực và ý thức xã hội. Đây là yếu tố cơ bản nhất hƣớng ngƣời lao động đến sự phát triển toàn diện.

Theo nhƣ thông thƣờng, thể lực đƣợc hiểu là sức mạnh của con ngƣời mà cụ thể là sức mạnh của phần cơ bắp, phần cơ bắp đó có khả năng kháng đƣợc những tác động của bên ngoài đem đến những lợi ích về sức khỏe của con ngƣời. Theo một cách nói khác, thể lực là khả năng sinh ra những lực cơ của con ngƣời bằng hoạt động của hệ cơ bắp. Tức là để nâng cao thể lực bạn bắt buộc phải có những hoạt động tác động đến phần cơ để giúp cho phần cơ đƣợc khỏe hơn từ đó thể lực cũng đƣợc tăng theo.

Trí lực tức là năng lực của trí tuệ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của loài ngƣời. Trí lực là tiền đề, là cơ sở của lao động.

Trí lực là dạng năng lực bao gồm:

Tƣ duy là một hoạt động liên quan đến bộ óc con ngƣời đƣợc hình thành trong nhận thức của con ngƣời với bản thân và với môi trƣờng xung quanh.

Tƣ duy là sự kết hợp, thâu tóm chuỗi các sự vật, hiện tƣợng dẫn đến kết luận chủ quan về sự vật hiện tƣợng khác.

Tƣ duy phải gắn liền với khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể hiểu là một dạng sản phẩm của tƣ duy. Ngôn ngữ giúp truyền tải tƣ duy đến chính bản thân hoặc ngƣời khác.

Khả năng suy đoán và tƣởng tƣợng:

Không phải mọi hiện tƣợng đều có đầy đủ cơ sở, dữ kiện để đƣa ra đáp án, lý luận thực tiễn.

Lúc đó trí tuệ con ngƣời sẽ phụ thuộc vào các biến số để tƣ duy kết hợp suy đoán và tƣởng tƣợng để giải quyết vấn đề.

Trí lực gồm các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa…

Phân tích – Tổng hợp: Phân tích là quá trình bóc tách, phân chia các hệ thống thành riêng biệt và lý giải từng phần đó. Tổng hợp là quá trình liên kết, kết nối chuỗi sự vật hiện tƣợng thành một hệ thống. Tuy đây là hai quá trình đối ngƣợc nhau nhƣng lại có quan hệ mật thiết với nhau.

So sánh: Quá trình nhận thức những đặc điểm chung hay riêng của các sự vật hiện tƣợng rồi đƣa ra kết luận về sự giống nhau và sự khác nhau giữa sự vật hiện tƣợng này và sự vật hiện tƣợng kia.

Các phẩm chất quan trọng của trí tuệ: tính linh hoạt, tính sáng tạo, tính độc lập. Trí lực quyết định đến hành động của con ngƣời và mức độ hiệu quả của những hành động đó.

Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực là không thể không x t đến yếu tố nhân tố ý thức xã hội. Nhân tố này biểu hiện một loạt các giá trị về ngƣời lao động nhƣ: đạo đức, tác phong, sự năng động, tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc, khả năng hợp tác làm việc theo nhóm,..Trong đó, đạo đức đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại cho con ngƣời khả năng thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội và nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh khải thịnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)