Khái niệm, ý nghĩa của tổ chứcquản lý lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (hà minh chỉnh, lê thị bích nga) (Trang 33 - 34)

a. Khái niệm

Tổ chức quản lý lao động là quá trình tuyển dụng, duy trì và tạo mọi điều kiện làm việc thuận lợi để khuyến khích người lao động làm việc trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích đã được đề rạ Tuy vậy, cùng với sự phát triển của quá trình quản lý lao động, nhiều nhà kinh tế đã xem xét, định nghĩa tổ chức quản lý lao động theo những góc độ khác nhau, cụ thể :

- Xét theo quan điểm của người tổ chức: Tổ chức quản lý lao động là tất cả các biện pháp, thủ tục áp dụng cho người lao động nhằm giải quyết mọi trường hợp xảy ra liên quan đến công việc của họ.

- Xét theo quan điểm lợi ích: Tổ chức quản lý lao động là một nghệ thuật tuyển dụng và bố trí lao động nhằm đạt được năng suất lao động và chất lượng công việc cao nhất.

- Xét theo quan điểm hệ thống: Tổ chức quản lý lao động là một tổng thể của một hệ thống giữa người, công việc và một tổ chức nhằm giải quyết tốt nhất các điều kiện làm việc để đạt được mục tiêu đã đề ra của một tổ chức.

Mỗi định nghĩa nêu trên đã xem xét tổ chức quản lý lao động theo những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ kỹ thuật và quản lý còn ở mức thấp và nền kinh tế chưa ổn định thì tổ chức quản lý lao động là một hệ thống những quan điểm, chính sách và thực tiễn nhằm gắn con người với một công việc cụ thể trong một tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

b. Ý nghĩa của tổ chức quản lý lao động

Tổ chức quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản lý tác động lên khách thể bị quản lý nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản lý lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức không được thường xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với việc hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức quản lý lao động. Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn tại và phát triển được.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm cho các mối quan hệ giữa con người càng trở nên phức tạp. Nhiệm vụ của quản lý lao động là điều hành chính xác trọn vẹn các mối quan hệ ấy để cho sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả caọ Vì vậy vai trò của tổ chức quản lý lao động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi lẽ quản lý lao động là bộ phận không thể thiếu được của quản lý sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng người làm việc cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có thể đóng góp nhiều sức lực cho các mục tiêu của tổ chức đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân con ngườị Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của con người là mục tiêu của quản lý lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (hà minh chỉnh, lê thị bích nga) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)