Cấu trúc cơ bản của một chương trình C

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương ths trần thị mỹ tiên (Trang 66 - 68)

Một chương trình C bao giờ cũng có một hoặc nhiều hàm. Một hàm là một tập hợp các câu lệnh được viết theo trình tựlogic để thực hiện một tác vụ cụ thể. Để viết một chương trình C, tất cả các lập trình viên cần tuân theo những nguyên tắc và một cấu trúc cơ bản chung. Cấu trúc cơ bản của một chương trình C bao gồm các phần sau

đây:

Tài liệu

Khai báo tập tin tiêu đề: #include …

Định nghĩa hằng kí hiệu, kiểu dữ liệu: #define …

Khai báo nguyên mẫu hàm Khai báo biến toàn cục

main() {

/* Khai báo biến cục bộ */

/* Các câu lệnh thực thi chương trình */ }

Chương trình con

(Định nghĩa các hàm đã khai báo nguyên mẫu)

Func1 (danh sách tham số)

{ …. }

Func2 (danh sách tham số)

{ …. } ….

- Phần tài liệu: bao gồm các dòng chú thích giới thiệu về chương trình, tác giả, hoặc những chi tiết mà lập trình viên muốn sử dụng về sau.

- Phần khai báo tập tin tiêu đề: đưa ra chỉ thị cho trình biên dịch thực hiện liên kết đến tệp tin thư viện có chứa một sốhàm mà chương trình cần sử dụng.

Cú pháp: #include <tên_tp_tin>

Một số tập tin tiêu đề phổ biến trong thư viện chuẩn của C:

o stdio.h - tập tin chứa các hàm nhập/xuất chuẩn (Standard Input/Output)

o conio.h - tập tin chứa các hàm nhập/xuất trong chếđộ DOS (Console Input/Output)

o math.h - tập tin chứa các hàm toán học như: sqrt(), pow(),…

- Phần định nghĩa các hằng kí hiệu dùng trong chương trình sử dụng chỉ thị

66

- Phần khai báo nguyên mẫu hàm: khai báo những thông tin của các hàm sẽ được định nghĩa trong chương trình như kiểu trả về, tên hàm, danh sách tham số.

- Phần khai báo biến toàn cục: khai báo các biến toàn cục được sử dụng cho tất cảcác hàm trong chương trình.

- Phần định nghĩa hàm main(): đây là hàm đầu tiên được gọi khi chương trình bắt đầu thực thi. Bên trong hàm main() ta mới gọi tới những hàm khác. Một

chương trình C bất kỳ phải luôn luôn chứa hàm main(). Các câu lệnh trong hàm main() phải nằm trong cặp dấu ngoặc { }.

- Phần chương trình con: định nghĩa các hàm đã được khai báo trước đó. Thứ

tựđịnh nghĩa các hàm này là tùy ý.

Tóm lại, một chương trình C có thể không bao gồm hết tất cả các phần ở trên,

nhưng bắt buộc phải có phần định nghĩa hàm main().

Dưới đây là ví dụ về một chương trình cơ bản được viết bằng ngôn ngữ C:

1. /* Chuong trinh tinh tong cua hai so a, b

2. Tac gia: Tran Thi My Tien

3. Ngay tao: 08/10/2013

4. */

5.

6. #include <stdio.h> /* khai bao tep tieu de */

7. #include <conio.h>

8.

9. int sum (int a, int b); /* khai bao nguyen mau ham*/

10.

11. int main () /* ham main() */

12. {

13. int a, b, t;

14. printf("Chuong trinh tinh tong hai so a va b \n");

15. printf("Nhap 2 so nguyen a, b"); 16. scanf("%d%d",&a,&b); 17. t = sum(a,b); 18. printf("Tong la: %d \n", t); 19. getch(); 20. return 0; 21. } 22.

23. int sum (int a, int b) /* Dinh nghia ham tinh tong*/

24. {

25. return a + b;

26. }

Kết quả của chương trình:

Chuong trinh tinh tong hai so a va b Nhap 2 so nguyen a, b: 2 3

67

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương ths trần thị mỹ tiên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)