Hệ thống vào-ra

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương trường đại học bách khoa hà nội (Trang 27 - 29)

Chức năng của hệ thống vào-ra là trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài. Hệ thống vào-ra được xây dựng dựa trên hai thành phần: các thiết bị vào-ra (IO devices) hay còn gọi là thiết bị ngoại vi (Peripheral devices) và các mô-đun ghép nối vào-ra (IO Interface modules)

Mô đun ghép nối vào ra

Các thiết bị vào ra không kết nối trực tiếp với CPU mà được kết nối thông qua các mô-đun ghép nối vào-ra. Trong các mô đun ghép nối vào-ra có các cổng vào-ra IO Port), các cổng này cũng được đánh địa chỉ bởi CPU, có nghĩa là mỗi cổng cũng có một địa chỉ xác định. Mỗi thiết bị vào-ra kết nối với CPU thông qua cổng tương ứng với địa chỉ xác định.

Hình I.2.1.1.c. Một số loại bộ nhớ ngoài.

28 Module vào ra

Cổng vào ra

I/O PORT

Nối ghép với CPU và bộ nhớ chính Thiết bị ngoại vi PERIPHERAL Cổng vào ra I/O PORT Thiết bị ngoại vi PERIPHERAL Cổng vào ra I/O PORT . . . Thiết bị vào ra

Mỗi thiết bị vào-ra làm nhiệm vụ chuyển đổi thông tin từ một dạng vật lý nào đó về dạng dữ liệu phù hợp với máy tính hoặc ngược lại. các thiết bị ngoại vi thông dụng như bàn phím, màn hình, máy in hay một máy tính khác. Người ta có thể phân các thiết bị ngoại vi ra nhiều loại:

- Thiết bị thu nhận dữ liệu: Bàn phím, chuột, máy quét ảnh,… - Thiết bị hiển thị dữ liệu: màn hình, máy in,…

- Thiết bị nhớ: các loại ổ đĩa - Thiết bị truyền thông: modem

- Thiết bị hỗ trợ đa phương tiện: hệ thống âm thanh, hình ảnh,… Các thiết bị vào:

Bàn phím (Keyboard, thiết bị nhập chuẩn): là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau. Có thể chia làm 3 nhóm phím chính:

o Nhóm phím đánh máy: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).

o Nhóm phím chức năng (function keypad): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím như ← ↑ → ↓ (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xoá), Home (về đầu), End (về cuối)

o Nhóm phím số (numeric keypad) như NumLock (cho các ký tự số), CapsLock (tạo các chữ in), ScrollLock (chế độ cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị.

29

Hình I.2.1.1.d.Một số thiết bị vào ra

Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. Một số máy tính có con chuột được gắn trên bàn phím.

Máy quét (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thuỷ trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (image file).

Các thiết bị ra:

Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị ra chuẩn): dùng để hiển thị thông tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương pháp ánh xạ bộ nhớ (memory mapping), với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị (display) bất kỳ thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình.

Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel.

Máy in (Printer): là thiết bị ra để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu.

Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương trường đại học bách khoa hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)