Nhóm hàm logic

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương 2 (Trang 55 - 57)

IV. SỬ DỤNG HÀM TRONG EXCEL 1 Giới thiệu về hàm

4. Một số nhóm hàm thông dụng

4.5. Nhóm hàm logic

- Dạng tổng quát: AND(logical1,logical2, …)

Trong đó: logical1, logical2, …là các biểu thức logic

- Công dụng: Hàm cho giá trị đúng (TRUE) khi mọi biểu thức logic đều nhận giá trị đúng. Hàm cho giá trị sai (FALSE) nếu có ít nhất một trong các biểu thức logic nhận giá trị sai.

- Ví dụ: AND(3>2,2>1) cho kết quả là TRUE AND(3>2,2<1) cho kết quả là FALSE.

4.5.2. Hàm OR

- Dạng tổng quát: OR(logical1,logical2, …)

Trong đó: logical1, logical2, …là các biểu thức logic

- Công dụng: Hàm cho giá trị đúng (TRUE) nếu có ít nhất một trong các biểu thức logic nhận giá trị đúng. Hàm cho giá trị sai (FALSE) khi mọi biểu thức logic đều nhận giá trị sai.

- Ví dụ: OR(3>2,2<1) cho kết quả là TRUE OR(3<2,2<1) cho kết quả là FALSE.

4.5.3. Hàm NOT

- Dạng tổng quát: NOT(logical)

Trong đó: logical là biểu thức logic

- Công dụng: Hàm cho giá trị phủ định (NOT) của biểu thức logic (hàm

cho giá trị FALSE nếu biểu thức logic có giá trị TRUE và ngược lại)

- Ví dụ: NOT(3>2) cho kết quả là FALSE NOT(2<1) cho kết quả là TRUE

4.5.4. Hàm IF

- Dạng tổng quát: IF(logical_test,value_if_true,value_if_ false) Trong đó: logical_test: Biểu thức logic

value_if_true: Biểu thức nghiệm đúng value_if_false: Biểu thức nghiệm sai

value_if_true, value_if_false cũng có thể là những hằng trị, biểu thức (chuỗi, số, logic) và cũng có thể là một hàm IF khác.

- Công dụng: Hàm IF cho kết quả tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức logic + Nếu biểu thức logic nhận giá trị TRUE: Hàm trả về kết quả là giá trị

value_if_true.

+ Nếu biểu thức logic nhận giá trị FALSE: Hàm trả về kết quả là giá trị

value_if_false.

- Ví dụ: Nếu gõ hàm tại ô A1 là =IF(3>2,50,100) thì trả về kết quả là 50 tại ô A1

Một phần của tài liệu Bài giảng tin học đại cương 2 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)