TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình điện kỹ thuật (nghề vận hành nhà máy thuỷ điện) (Trang 57)

Bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5.

2.2.1. Yêu cầu đối với từng bậc an toàn điện

a, Đối vi bc 1/5:

- Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;

- Biết những quy định chung đểđảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao; - Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao

đúng quy định.

- Biết những quy định chung và biện pháp bảo đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;

- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao

đúng quy định;

- Biết phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; - Biết sơ cứu người bịđiện giật.

c) Đối vi bc 3/5:

- Yêu cầu nhưđối với bậc 2/5;

- Có khảnăng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;

- Biết cách kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.

d) Đối vi bc 4/5:

- Yêu cầu nhưđối với bậc 3/5;

- Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;

- Biết lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;

- Có khảnăng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.

đ)Đối vi bc 5/5:

- Yêu cầu nhưđối với bậc 4/5;

- Biết phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.

2.2.2. Những công việc được làm theo bậc an toàn

a) Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:

- Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;

- Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây dẫn điện.

b) Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 1/5

- Làm việc tại nơiđã được cắt điện hoàn toàn.

c) Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 2/5;

- Làm việc tại nơiđược cắt điện từng phần;

- Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn, thiết bịđiện hạ áp đang mang điện; - Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;

- Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên lưới điện hạ áp.

d) Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:

- Làm phần công việc của bậc 3/5;

- Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp, cao áp đang có điện; - Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây dẫn điện, thiết bịđiện.

đ) Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.

2.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN VỀ ĐIỆN

Khi hai vị trí trên cơ thể người tồn tại một điện áp thì sẽ có dòng điện qua người khi đó người sẽ bị tai nạn điện giật.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tai nạn điện nhưng có thể phân thành các nguyên

nhân sau :

2.3.1. Do dòng điện tản trong đất.

Xét hai trường hợp:

- Dây pha bịđứt rơi xuống đất.

- Thiết bị điện bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện, vỏ thiết bị được nối qua điện trở

tiếp đất Rđ.

- Khi đó sẽ có dòng điện sự cố chạy giữa vị trí chạm đất hoặc điện cực nối đất tỏa ra môi trường xung quanh. Giữa vị trí chạm đất và đất bao xung quanh sẽ có sự phân bố điện thế trong và trên mặtđất.

- Ở ngay chỗ chạm đất, điện trở của đất sẽ lớn do dòng chạy qua diện tích nhỏ. Càng xa vị trí này, điện trở của đất sẽ giảm theo khoảng cách, sự sụt áp điện thế sẽ nhỏ.

- Có thể biểu diễn sự phân bố điện thế xung quanh chỗ chạm đất qua vật nối đất

hình bán cầu.

- Các khảo sát cho thấy cách chỗ chạm đất 1m, điện áp đất có giá trị từ 0.5- 0.8 giá trị điện áp tại chỗ chạmđất. Đứng gần chỗ chạmđất là rất nguy hiểm.

- Các vị trí có cùng khoảng cách đối với điểm chạm đất sẽ có cùng một điện thế, gọi là đường đẳng thế. Đường đẳng thế là một vòng tròn có tâm là điểm chạmđất:

- Uđ = K/x (2.1)

Uđ: Điện thế tại điểm đang xét cách chỗ chạmđất khoảng cách x. K = ρđ.Iđ/(2Π). (2.2) Ρđ: điện trở của đất. Iđ: Dòng đi vào trong đất. Uđ có dạng hyperboloid tròn xoay. 2.3.2 Điện áp tiếp xúc.

Điện áp tiếp xúc là điện áp đặt lên cơ thể người khi tiếp xúc với vật có điện áp. Phụ

thuộc tình trạng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, tiếp xúc với một pha hay hai pha của lưới

điện mà ta có các giá trị điện áp tiếp xúc khác nhau.

Ví dụ: Khi người tiếp xúc với hai dây pha của lưới 1 pha, điện áp tiếp xúc là: Utx = U (2.3)

Trong đó: U là điện áp nguồn 1pha

-

- Xét trường hợp tiếp xúc gián tiếp hay gặp khi phân tích an toàn trong mạng điện. Một người tiếp xúc với thiết bị có vỏ chạm pha và đứng 2 chân trên đất, khi đó điện áp tiếp xúc giáng trên thân người :

Utx = Up – Uk (2.4)

Trong đó: - Up: Điện áp trên vỏ thiết bị = điện áp cực nối đất. - Up : Điện áp tại vị trí chân người .

- Người càng đứng xa vị trí tiếp đất thì có Uk càng giảm, do đó điện áp tiếp xúc Hình 2.2: Đường phân bố điện áp

càng lớn. Tại vùng điện thế không, Utx = Up.

- Điện áp tiếp xúc thường nhỏ hơn Up, nhưng để tính toán bảo vệ, người ta thường lấy trường hợp nguy hiểm nhất bằng Up.

- Điện áp tiếp xúc cũng có thể lớn hơn Up, khi xét một người tiếp xúc với phần tử

nối đến cực tiếpđất A, vừa tiếp xúc với một vùng ảnh hưởng của cực tiếp đất B: Utxmax = UpA- UpB = UAB (Điện áp dây ). (2.5) Tỉ lệ giữa Utx và Up gọi là hệ số tiếp xúc: Ktx = Utx / Up. (2.6)

2.3.3. Phóng điện hồ quang.

Sự phóng điện hồ quang sẽ sảy ra nếu ta đến quá gần phần mang điện áp cao. Hoặc

khi xảy ra sự cố chập mạch, đóng cắt mạch điện có giá trị dòng cao.

Ví dụ: đường dây cao áp, thanh cái cao áp dao cách ly, cầu dao đóng cắt điện …

2.4. CÁC BIỆN PHÁP SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN KHI BỊ ĐIỆN GIẬT

2.4.1 Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện.

a. Trường hợp cắt được mạch điện

Tốt nhất là cắt điện từ những thiết bị đóng cắt gần nhất như công tắc điện, cầu dao,

cầu chì, máy cắt hoặc rút phích cắm. Khi cắt điện cần lưu ý chuấn bị nguồn ánh sáng thay thế

nếu trời tối, nếu nạn nhân ở trên cao thì phải chuẩn bị hứng đỡ khi nạn nhân rơi xuống.

b.Trường hợp không cắt được mạch điện.

Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang chạm vào điện hạ áp hay cao áp.

Nếu là mạch điện hạ áp, người cứu phải đứng trên bàn, ghế gỗ, hoặc tấm gỗ khô, đi

dép hoặc đi ủng cao su để dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạng điện. Nếu không có các

phương tiện trên, có thể dùng tay nắm áo quần khô để kéo nạn nhân ra, hoặc có thể dùng gậy

gỗ, tre khô để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạng điện.

Cũng có thể dùng rìu, kìm có cán cách điện để cắt đứt dây điện. Tuyệt đối không trực tiếp

chạm vào người nạn nhân vì nếu chạm vào người nạn nhân thì người cứu cũng sẽ bị điện

giật.

Nếu mạch điện điện áp cao thì tốt nhất người cứu phải có ủng và găng tay cách điện.

Dùng sào cách điện để gạt nạn nhân ra khỏi mạng điện. Có thể dùng sợi dây kim loại một

đầu nối đất, ném đầu kia vào cả ba pha của mạnh điện để đường dây bị cắt điện.

2.4.2 Cấp cứu nạn nhân bịđiện giật

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn

nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thểnhư sau:

a. Nạn nhân chưa mất tri giác

Nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa

đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

b. Nn nhân mt tri giác

Nếu nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh

(trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm

sóc.

c. Nạn nhân đã tt th

Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì

cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

d. Phương pháp làm hô hấp nhân to

Làm hô hấp nhân tạo có hai phươngpháp như sau:

Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp

Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Người làm hô hấp ngồi trên

lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai

bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại từ từ thả

tay, thẳng người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứlàm như vậy 12 lần trong 01 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ

Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa

Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo tròn lại, đểđầu hơi

ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra, một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng (không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu,

cách đầu (2030) cm, 2 tay cầm lấy 2 tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên

đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (23) giây nhẹnhàng đưa tay nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (23) giây lặp lại các động tác trên và làm từ (1618) lần trong một phút. Làm thật đều và đếm “1-2-3” cho lúc hít vào, “4- 5-6” cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều

hơnphương pháp nằm sấp, nhưng phải có 2 người.

e. Phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngt kết hp ép tim ngoài lng ngc(Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)

Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, moi rớt rãi trong mồm, kéo lưỡi, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau để cho cuống

Hình 2.6: Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp

lưỡi không bịt kín đường hô hấp. Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2

bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, giữa ngực nạn nhân rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (35)cm. Sau khoảng 1/3 giây, buông

tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy, khoảng từ 80-100 lần/phút.

Đồng thời với động tác ép tim phải hà hơi, thổi ngạt. Dùng miếng gạc (nếu có) đặt lên mồm

nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm

nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để

thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được). Nếu chỉ có một người thì cứ 15 lần ép tim

chuyển sang hà hơi, thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim,

người còn lại hà hơi, thổi ngạt. Cứ 05 lần ép tim lại thổi ngạt 01 lần. Điều quan trọng là phải

kết hợp 02 động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không thì động tác này sẽ phản lại động tác

kia. Sau 2-3 phút, dừng lại 01 giây để kiểm tra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.

Việc cứu chữa người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủđộng dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu, chữa. Chỉđược phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị

vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.

2.5. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ THIẾT BỊ KHI

SỬ DỤNG ĐIỆN. 2.5.1 Nối đất bảo vệ

a. Khái nim chung

Bảo vệ nối đất là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cơ bản đã được áp dụng từ lâu. Bảo vệ nối đất là nối tất cả các phần kim loại của thiết bị điện hoặc của các kết cấu kim loại mà có thể xuất hiện điện áp khi cách điện bị hư hỏng với hệ thống nối đất.

b. Mục đích, ý nghĩa của nối đất bo v

- Mục đích: Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệan toàn cho người khi người tiếp xúc với thiết bịđã bị chạm vỏ bằng cách giảm điện áp trên vỏ thiết bị xuống một trị số an toàn.

- Chú ý: Ởđây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện và có sự

tiếp xúc điện với vỏ thiết bị.

- Ý nghĩa: Để hiểu rõ ý nghĩa của bảo vệ nối đất ta xét mạng điện đơn giản sau

Giả sử thiết bị điện được nối vào mạch điện xoay chiều một pha (hay một chiều) như

hình vẽ. Vỏ của thiết bị được nối đất, nghĩa là nối với các ống kim loại hay thanh kim loại

chôn trong đất, có điện trở tản là Rđ, khi cách điện của thiết bị bị chọc thủng thì dòng điện

tản trong đất sẽ là Iđ. Nếu người tiếp xúc với vỏ thiết bị điên, người sẽ chịu tác dụng của

dòng điện là Ing.

Gọi R1, R2 là điện trở cách điện của dây dẫn 1 và 2 đối với đất; Rng là điện trở của

người

Xét sơ đồ tương đương hình b ta thấy:

Ung = U - UR2 (2.7) Mà Ing = IR2 - Iđ - IR1 (2.8) 2 1 2 R U R U R U I ng d ng R ng    (2.9)

Trong đó R2, R1, cố định nên dòng điện đi qua người phụ thuộc rất lớn vào điện trở

nối đất. Dòng điện Iđ càng lớn thì dòng điện Ing càng nhỏ hay Rđ càng nhỏ thì Ing càng nhỏ và

Một phần của tài liệu Giáo trình điện kỹ thuật (nghề vận hành nhà máy thuỷ điện) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)