1.1. Định nghĩa một sốđại lượngcơ học
-Biến dạng ε:là tỉ số giữa độ biến thiên kích thước (∆l) và kích thước ban đầu (l).
Biến dạnggọi là đàn hồi khi mà ứng lực mất đi thì biến dạng cũng mất theo. Biến dạng mà còn tồn tại ngay cả sau khi ứng lực mất đi được gọi là biến dạng
- Giới hạn đàn hồi: là ứng lực tối đa không gây nên biến dạng dẻo vượt quá 2%, tính bằng kG/mm2. Ví dụ giới hạn đàn hồicủa thép ~20 - 80 kG/mm2.
- Môđun Young (Y): xác định biến dạng theo phương củaứng lực.
F - lực tác dụng, kG.
S - tiết diện chịulực. mm2. - ứng lực, =F/S.
Đơn vị đo mođun Young là kG/mm2. Mođun Young của thép ~ 18.000 - 29.000 kG/mm2.
-Hệ số poison í: hệsố xác định biếndạng theo phương vuông góc với lực tác dụng.
ε⊥ = −νε|| (5.3) Trong vùng biến dạngđàn hồiε ≈ 0,3.
1.2. Phương pháp đo biến dạng
Tác động của ứng lực gây ra sự biếndạng trong kếtcấu chịu ứng lực. Giữa biến dạng và ứng lực có quan hệ chặt chẽvới nhau, bằng cách đo biến dạng ta có
cảm biến biến dạng hay còn gọi là đầu đo biến dạng.
Hiện nay sử dụng phổ biến hai loại đầu đo biến dạng:
-Đầuđo điệntrở: đây là loại đầu đo dùng phổ biếnnhất. Chúng được chế tạo từ vật liệu có điện trở biến thiên theo mức độ biến dạng, với kích thước nhỏ từ vài mm đến vài cm, khi đo chúng được dán trực tiếp lên cấu trúc biến dạng.
-Đầu đo dạng dây rung được dùng trong ngành xây dựng. Đầu đo được làm bằng mộtsợi dây kim loại căng giữa hai điểm của cấu trúc cần đo biến dạng. Tần số của dây rung là hàm của sức căng cơ học, tần số này thay đổi khi khoảng cách hai điểm nối thay đổi.
Trong chương này đề cập đến các đầu đo biến dạng thường dùng trong công nghiệp như đầu đo điện trở kim loại, đầu đo điện trở bán dẫn - áp điện trở, ứng suất kế dây rung và các đầu đo trong chếđộđộng.