5.1. Kiểm tra điện trở cách điện
- Dùng đồng hồ Megomet để đo điện trở cách điện
- Megomet có 2 loại chính:- máy phát điện một chiều quay tay mego met kiểu điện tử
- Việc đo điện trỏ cách điện dựa trên nguyên lí vônampe R=V/A tuy nhiên điện trở cách điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: thời gian tác động, điện áp định mức của megomet, trạng thái bề mặt của vật liệu cách điện công suất của megomet.
- Khi dùng megomet đểđo điện trở cách điện cần lưu ý chọn mgomet có điện áp thích hợp với điện áp định mức của lưới điện cụ thể là :
+ Dùng megomet 500v để đo cách điện các máy có Uđm<= 500V + Dùng megomet 1000v để đo cách điện các máy có Uđm<=1000V + Dùng megomet 2500v để đo cách điện các máy có Uđm >1000V
- Nếu nhiệt độ dây quấn lớn hơn 75 độ thì cứ quá 20 độ giảm điện trở cách điiện cho phép đi hai lần.
5.2. Kiểm tra cực tính động cơ.
Sau khi đã xác định được cực tính của các cuộn dây ta tiến hành đấu chụm Y 3 đầu cuối cuộn dây,sau đó nối 3 đầu đầu vào nguồn 3 pha, nhấp thử aptomat nếu tiếng kêu của động cơ êm là đã xác định đúng cự tính, ngược lại nếu có tiếng kêu ù ù là đã có sự nhầm lẫn 1 trong 3 cuộn dây, cần xác định lại.
đảm bảo an toàn cho con ngời và thiết bị.
61 - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư:
STT Tên thiết bị, vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Bộ dụng cụ cầm tay nghề điện Bộ 05
2 Động cơ điện 3 pha Cái 05
3 Đồng hồ đo VOM. Cái 05
4 Đồng hồ Megomet Cái 05
- Thực hiện theo các bước đã nêu trên. - Hoàn thiện sản phẩm và nộp.
BÀI 4: CÁC MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN
* Mục tiêu bài học:
- Trình bày được công việc lắp đặt các mạch điện công nghiệp đơn giản.
- Thực hiện được công việc lắp đặt các mạch điện công nghiệp đơn giản như: các mạch điều khiển động cơ, các mạch đo đếm điện năng trực tiếp và gián tiếp.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo.
* Nội dung bài học:
1. Mắc mạch khởi động từ đơn điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha quay theo 1chiều: