Mạch dimmer dùng Triac và Diac

Một phần của tài liệu Bài giảng điện tử ứng dụng (Trang 25 - 29)

I. LINH KIỆN GIAO TIẾP

5. OP-AMP

2.2 Mạch dimmer dùng Triac và Diac

Hình 1.32. Mạch dimmer sử dụng Diac và Triac.

Nguyên lý hoạt đông: Giả sử điện áp vào vAB = VMsint (V).

Ở bán kỳ dương (0, ): Dòng qua tải RVR, tụ C được nạp, khi tụ xả diac được dẫnTriac được kích, cho phép dòng từ AB.

Ở bán kỳ âm (0, ): tụ C được nạp, khi tụ xả diac được kích xung âm  Triac được kích, cho phép dòng từ BA.

3. Mạch tạo xung PWM

PWM là phương pháp mà qua đó chúng ta có thể tạo ra điện áp thay đổi bằng cách bật và tắt nguồn điện đến thiết bị điện tử với tốc độ nhanh. Điện áp trung bình phụ thuộc vào chu kỳ làm việc của tín hiệu hoặc lượng thời gian tín hiệu BẬT so với lượng thời gian tín hiệu TẮT trong một khoảng thời gian quy định.

Mạch tạo dao động xung vuông sử dụng IC NE555 có khả năng tạo tín hiệu PWM điều chỉnh độ rộng xung mà vẫn giữ nguyên tần số dao động.

2020 TRANG 23

Ban đầu điện áp trên tụ Vc=0 (tụ được nạp thông qua VR12), khi đó điện áp tại chân số 6 và chân số 2 bằng 0, ngõ ra mức cao.

Khi điện áp trên tụ quá 1/3Vcc và nhỏ hơn 2/3Vcc thì điện áp ngõ ra không đổi. Khi áp trên tụ Vc>2/3Vcc thì ngõ ra Vo=0 => ngõ ra Q’ của RS FF mức cao làm cho BJT loại NPN dẫn => Điện áp tại chân số 7 của IC555 giảm, tụ được xả (thông qua VR23) đến khi điện áp trên tụ Vc <1/3Vcc thì tụ được nạp (lặp lại)

Tụ được nạp thông qua VR12 tụ xả thông qua VR23

TON = 0,69V.R12.C TOFF=V.R23.C

 T = TON + TOFF = 0.69.(VR12+VR232).C = 0.69V.RC = const.

2020 TRANG 24

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Biết Vz =5V, tìm dòng qua led.

2. Cho mạch như hình vẽ. Xác định Vo? Biết khi transistor dẫn bão hòa VCE=0.

3. Cho mạch như hình vẽ. Xác định Vo?

a. Biết Vin = 6 sin100t (V) b. Vin có dạng như sau:

2020 TRANG 25

4. Cho mạch như hình vẽ.

a. Biết Vin = 6 sin100t (V) b. Vin có dạng như sau:

5.Vẽ mạch tạo xung (dùng IC555), ghi rõ giá trị điện trở và tụ để mạch tạo xung có tần số f=100Hz, duty=75%.

6. Vẽ mạch tạo xung PWM (dùng IC555) có tần số f=1KHz., ghi rõ giá trị biến trở và tụ của mạch.

7. Giải thích tại sau mạch Dimer không điều khiển được tải DC. 8. Cho mạch sau:

a. Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch. b. Chức năng của Diode.

2020 TRANG 26

CHƯƠNG 2: MẠCH NGUỒN

Tất cả các thiết bị điện tử hoạt động đều đòi hỏi một nguồn một chiều DC có thể được cung cấp bởi nguồn pin hoặc nguồn điện DC. Mạch nguồn được chuyển đổi từ điện áp xoay chiều AC trên lưới điện thành điện áp một chiều DC.

Điện áp một chiều DC tạo ra được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tất cả các loại mạch, các loại thiết bị điện tử bao gồm điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, máy tính, các vi mạch điện tử, bộ điều khiển công nghiệp và hầu hết các hệ thống và thiết bị đo.

Mức điện áp DC yêu cầu phụ thuộc vào ứng dụng, nhưng hầu hết các ứng dụng yêu cầu điện áp tương đối thấp (+5V, +12V, -12V, -5V)

Hình 2.1. Sơ đồ khối cơ bản của mạch nguồn một chiều.

 Khối 1 (Biến áp nguồn): Dùng để đổi điện xoay chiều 220 V thành các mức điện áp cao lên hay thấp xuống tuỳ theo yêu cầu của tải.

 Khối 2 (Mạch chỉnh lưu): Dùng các điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều. Có nhiều cách mắc mạch chỉnh lưu, nhưng phổ biến nhất là mắc mạch chỉnh lưu cầu.

 Khối 3 (Mạch lọc nguồn): Dùng các tụ hoá có trị số điện dung lớn phối họp với cuộn cảm L có trị số điện cảm lớn để lọc. san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một chiều ra trên tải được bằng phảng.

 Khối 4 (Mạch ổn áp): dùng đê giữ cho mức điện áp một chiều ra trên tải luôn luôn ổn định, mặc dù mức điện áp ở đâu vào luôn biến đổi hoặc dòng điện tiêu thụ chạy ra tải luôn thay đổi trong một giới hạn cho phép nào đó.

 Khối 5 (Mạch bảo vệ): Để tránh các sự cố, mạch bảo vệ nguồn được sử dụng. Mạch bảo vệ ngắn mạch sẽ chuyển hướng dòng điện hoặc phá vỡ tiếp điểm giữa mạch và nguồn điện.

Một phần của tài liệu Bài giảng điện tử ứng dụng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)