Cầu nối xác định đường đi từ nguồn (SRB-Source Route Bridge) được phát triển bởi IBM và được đệ trình lên ủy ban IEEE 802.5 như là một giải pháp để nối các mạng Token lại với nhau.
Cầu nối SRB được gọi tên như thế bởi vì chúng qui định rằng : đường đi đầy
đủ từ máy tính gởi đến máy nhận phải được đưa vào bên trong của khung dữ liệu gởi
đi bởi máy gởi (Source). Các cầu nối SRB chỉ có nhiệm vụ lưu và chuyển các khung nhưđã được chỉ dẫn bởi đường đi được lưu trong trong khung.
3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động
Xét một liên mạng gồm 4 mạng Token Ring được nối lại với nhau bằng 4 cầu nối SRB như hình dưới đây:
Hình 3.6 – Cầu nối trong mạng Token Ring
Giả sử rằng máy X muốn gởi một khung dữ liệu cho máy Y. Đầu tiên X chưa
biết được Y có nằm cùng LAN với nó hay không. Để xác định điều này, X gởi một
Khung kiểm tra (Test Frame). Nếu khung kiểm tra trở về X mà không có dấu hiệu đã nhận của Y,X sẽ kết luận rằng Y nằm trên một nhánh mạng khác.
Để xác định chính xác vị trí của máy Y trên mạng ở xa, X gởi một Khung thăm dò (Explorer Frame). Mỗi cầu nối khi nhận được khung thăm dò (Bridge 1 và Bridge 2 trong trường hợp này) sẽ copy khung và chuyển nó sang tất cả các cổng còn lại. Thông tin vềđường đi được thêm vào khung thăm dò khi chúng đi qua liên mạng. Khi các khung thăm dò của X đến được Y, Y gởi lại các khung trả lời cho từng khung mà nó nhận được theo đường đi đã thu thập được trong khung thăm dò. X nhận được nhiều khung trả lời từ Y với nhiều đường đi khác nhau. X sẽ chọn một trong sốđường đi này, theo một tiêu chuẩn nào đó. Thông thường đường đi của khung trả lời đầu tiên sẽđược chọn vì đây chính là đường đi ngắn nhất trong số các đường đi (trở về nhanh nhất).
Sau khi đường đi đã được xác định, nó được đưa vào các khung dữ liệu gởi cho Y trong trường thông tin về đường đi (RIF- Routing Information Field). RIF chỉ được sử dụng đến đối với các khung gởi ra bên ngoài LAN.
3.2.2.3. Cấu trúc khung
Hình 3.7 Cấu trúc của trường thông tin vềđường đi
Trong đó:
Routing Control Field: là trường điều khiển đường đi, nó bao gồm các trường con sau:
o Type: Có thể có các giá trị mang ý nghĩa như sau:
Specifically routed: Khung hiện tại có chứa đường đi đầy đủ đến máy nhận
All paths explorer: Là khung thăm dò.
Spanning-tree explorer: Là khung thăm dò có sử dụng giải thuật nối cây để
giảm bớt số khung được gởi trong suốt quá trình khám phá.
o Length: Mô tả chiều dài tổng cộng (tính bằng bytes) của trường RIF. o D Bit: Chỉđịnh và điều khiển hướng di chuyển (tới hay lui) của khung.
o Largest Frame: Chỉ định kích thước lớn nhất của khung mà nó có thểđược xử lý trên tiến trình đi đến một đích.
Routing Designator Fields:
Là các trường chứa các Bộ chỉ định đường đi. Mỗi bộ chỉ định đường đi bao gồm 2 trường con là:
o Ring Number (12 bits): Là số hiệu nhận dạng của một LAN.
o Bridge Number (4 bits)—Là số hiệu nhận dạng của cầu nối. Sẽ là 0 nếu đó
là máy tính đích.
Ví dụ: Đường đi từ X đến Y sẽđược mô tả bởi các bộ chỉđịnh đường đi như sau:
LAN1:Bridge1:LAN 3: Bridge 3: LAN 2: 0 Hay: LAN1:Bridge2:LAN 4: Bridge 4: LAN 2: 0