Nghe thuyết trình trên lớp có thảo luận nhóm I Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại:

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ khí nén và thủy lực ứng dụng (Trang 51 - 53)

I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại:

- Nhiệm vụ của của truyền động thuỷ lực là truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến bộ phận làm việc của các máy. Truyền động thuỷ lực dùng môi trờng chất lỏng làm khâu trung gian để truyền cơ năng, nó xuất hiện do yêu cầu truyền công suất lớn với đặc điểm êm, ổn định và dễ tự động hoá ... mà các loại truyền động khác cha đáp ứng đợc.

- Yêu cầu:

+ Dễ thực hiện việc điều chỉnh vô cấp và tụ động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong các máy, ngay cả khi máy đang làm việc,

+ Truyền đợc công suất lớn.

+ Cho phép đảo chiều chuyển động bộ phận làm việc của máy dễ dàng.

+ Truyền động êm không có tiếng ồn. + Kết cấu gọn nhẹ có quán tính nhỏ

+ Đối với chất lỏng làm việc phải có độ nhớt thích hợp và ít thay đổi khi nhiệt độ, áp suất thay đổi, hệ số chịu nén nhỏ, ổn định và bền vững về mặt tính chất hoá học. Khó bị ôxi hoá, khó cháy, ít hoà tan khí và hơi nớc

- Phân loại: dựa theo nguyên lý làm việc truyền động thuỷ lực đợc chia thành:

+ Truyền động thuỷ động. * Khớp nối thuỷ lực.

* Biến tốc thuỷ lực.

+ Truyền động thuỷ tĩnh.

* Truyền động thuỷ tĩnh có chuyển động quay. * Truyền động thuỷ tĩnh có chuyển động tịnh tiến.

II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng thuỷ lực:

1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động hệ thống truyền động thuỷ động.

Truyền động thuỷ động là một thiết bị tổ hợp, trong đó chủ yếu có hai máy thuỷ lực cánh dẫn : bơm li tâm và tuabin thuỷ lực. Truyền động thuỷ động ra đời từ dầu thế kỷ 20, xuất phát từ việc tìm phơng pháp truyền công suất lớn với vận tốc cao từ các động cơ đến chân vịt tầu thuỷ. Nhng nó mới đợc nghiên cứu kỹ và sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khoảng vài ba mơi năm gần đây, nhất là trong ngành chế tạo máy vận chuyển (ôtô, máy kéo, xe tăng, tàu thuỷ, tàu hoả).

Cấu tạo cơ bản nhất của truyền động thuỷ động bao gồm: Bơm ly tâm, động cơ, ống hút vào của bơm ly tâm, thùng chứa chất lỏng, ống nối, tuabin, bộ phận dẫn hớng, ống hút ra của tuabin, các cơ cấu chấp hành.

Để làm kết cấu của hệ thống truyền động thuỷ động gọn nhẹ hơn ngời ta có ý nghĩ ghép bánh bơm và bánh tuabin đặt rất gần nhau trong một vỏ chung bỏ cả ống dẫn, mối nối và các bộ phận phụ. Trên cơ sở đó

Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống truyền động thuỷ động

Động cơ Bơm ly tâm Thùng chứa chất lỏng ống hút vào ống nối Bộ phận dẫn h ớng Tuabin Chân vịt ống hút ra

ngời ta thực hiện hai kết cấu truyền động thuỷ động khác nhau rõ rệt: đó là khớp nối thuỷ lực và biến tốc thuỷ lực.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ khí nén và thủy lực ứng dụng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w