Các yếu tố quan trọng của kỹ thuật hàn đắp bằng phương pháp hàn MIG/MAG là loại dòng điện và cực tính, mật độ dòng điện, điện áp hồ quang,
đường kính dây hàn, tầm với điện cực, tốc độ hàn đắp và tốc độ đẩy dây.
Trong hàn đắp không thể nhận được chiều sâu ngấu lớn. Bởi vậy yếu tố cơ bản là tính ổng định của hồ quang, năng suất hàn đắp và chất lượng công tác hàn đắp. Để đảm bảo hồ quang ổnđịnh nên chọn cường độ dòng điện hàn theo các số liệu sau:
Đường kính
dây hàn (mm) 0,8 1,0 1,2 1,6 2,0 2,4 Cường độ
(A)
Trường hợp không muốn chiều sâu ngấu lớn nên sử dụng cường độ dòng điện hànnhỏ với tốc độ đẩy dây nhỏ. Thay đổi cường độ dòng điện hàn và tốc độ đẩy dây ảnh hưởng tới điện áp hàn hồ quang. Điện áp hồ quang là yếu tố quan trọng của chế độ hàn đắp. Tăng điện áp hàn hồ quang làm tăng chiều rộng mạch hàn, tăng lượng kim loại mất mát do bắn tóe, bay hơi và ôxy hóa, làm giảm chất lượng hàn đắp, mối hàn bị rỗ khí.
Hàn đắp bằng phương pháp hàn MIG/MAG có nhiều ưu điểm, đặc biệt so với hàn đắp dưới lớp thuốc khi phục hồi những chi tiết nhỏ. Nó cho phép hàn đắp những chi tiết có đường kính nhỏ từ 10-20 mm, trong khi hàn dưới lớp thuốc chỉ phục hồi những chi tiết có đường kính từ 40-50mm.
Khi cần tăng độ cứng và độ chịu mài mòn của lớp hàn đắp thường dùng daay hàn bột.
Tầm với của điện cực ảnh hưởng đến tính ổng định của quá trình đắp. Tầm
với điện cực lớn làm đầu dây hàn quá nóng và cháy mạnh. Tầm với điện cực nhỏ, quá trình hàn khó thực hiện. Có thể chọn tầm với điện cực theo các số liệu sau: Đường kính
dây hàn (mm) 0,8 1,0 1,2 1,6 2,0 2,4 Tầm với điện
cực (mm) 6-12 7-13 8-15 13-20 15-25 15-30
Khoảng cách từ miệng phun khí tới bề mặt chi tiết ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác dụng của không khí. Miệng phun khí quá gần thì dễ bị cháy và kim loại bắn tóe lấp khín lỗ phun khí, để quá xa thì quá trình bảo vệ không tốt. Theo kết quả thực nghiệm: với đường kính dây từ 1,6-2,4 mm cần giữ trong khoảng 15-20 mm, lượng khí tiêu hao là 0,75-1,5 m3/h và khi hàn đắp với dây 0,5-1,2 mm các giá trị tương ứng là 7-12 mm và 0,4-0,6 m3/h.
Khi hàn đắp chọn bước hàn sao cho đường hàn sau ôm lấy đường hàn trước 1/3 chiều rộng mối hàn. Các chi tiết từ thép các bon và thép hợp kim cần nung nóng trước khi hàn, đồng thời khí bảo vệ cũng được nung nóng tới nhiệt độ cao hơn. Khi hàn đắp nhiều lớp, đặc biệt các chi tiết nhỏ, chi tiết hàn có thể quá nhiệt (trên 500-6000C) hồ quang mất ổn định và kim loại bắn tóe lớn. Trong trường hợp này cần giảm đường kính dây hàn và cường độ dòng điện hàn, đồng thời tăng lượng khí bảo vệ.