Nguyên lý của hàn hồ quang:

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn hồ quang cơ bản (nghề hàn cao đẳng) (Trang 67 - 68)

Hàn hồ quang (hình 16.1.6) là quá trình hàn nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường là có vỏ bọc) và không sử dụng khí bảo vệ, trong đó tất cả các thao tác (gây hồ quang, dịch chuyển que hàn, thay que hàn,...) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay.

Hình 16.1.6 Nguyên lý hàn hồ quang tay

Trong hàn hồ quang tay, phần kim loại co bản tham gia vào mối hàn tù 15-35%. Khi tỷ lệ này bị phá vỡ (ví dụ do tăng tốc độ chảy của que hàn) thì sự

hình thành mối hàn có thể bị ảnh hưởng. Do đó tỷ lệ giữa lượng kim loại nóng chảy với lượng kim loại đắp thường góp phần quyết định giá trị cường độ dòng điện hàn. Kích thước mối hàn cũng phụ thuộc vào chế độ hàn và thường nằm trong các khoảng sau:

h –Chiều sâu ngấu (còn gọi là chiều sâu chảy), h=2 ÷ 6 mm. b –Chiều rộng mối hàn, b= 2 ÷ 2,5 mm

c- Chiều cao đắp (còn gọi là độ lồi) của mối hàn, c = 2 ÷ 5 mm

Các tỷ lệ b/c và b/h là các đạc trưng quan trọng của mối hàn (thông thường b/h = 5 ÷ 7)

Các thông số chủ yếu của chế độ hàn là cường độ dòng điện hàn, điện áp hàn và tốc độ hàn.

Có thể tóm tắt các đạc điểm co bản của hàn hồ quang tay như sau: - Hàn được mọi tư thế trong không gian

- Năng suất thấp do cường độ dòng điện hàn bị hạn chế.

- Hình dạng, kích thước và thành phần hóa học mối hàn không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động, làm cho phần kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn thay đổi.

- Chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do tốc độ hàn nhỏ. - Điều kiện làm việc của người thợ hàn mang tính độc hại (bức xạ, khí độc...)

Tuy nhiên với các liên kết có chiều dày nhỏ và trung bình, đây vẫn là quá trình hàn phổ biến nhất. Nó cũng là phương pháp hàn chủ yếu để hàn ỏ các tu thế không gian khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình hàn hồ quang cơ bản (nghề hàn cao đẳng) (Trang 67 - 68)