Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều, ắc quy I Ki ểm tra, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (nghề công nghệ ôtô sơ cấp) (Trang 27 - 31)

1.Chức năng máy phát điện xoay chiều

- Máy phát điện xoay chiều có 3 chức năng:

Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp. (1) Phát điện

Việc truyền chuyển động quay của động cơ tới puli thông qua đai chữ V sẽ làm quay rôto máy phát và do đó tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây stato

(2) Chỉnh lưu dòng điện

Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn dây stato là dòng điện xoay chiều nên nó không sử dụng được cho các thiết bị điện một chiều được lắp trên xe.

Để sử dụng được dòng điện xoay chiều này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

28 Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh Bộ điều chỉnh điện áp IC điều chỉnh điện áp sinh ra để có điện áp ổn định ngay cả khi tốc độmáy phát hoặc cường độdòng điện trong mạch thay đổi.

2. Nguyên lý phát điện của máy phát điện xoay chiều.

1. Dòng điện xoay chiều 3 pha (1) Khi nam châm quay trong một cuộn dây, điện áp sẽ được tạo ra giữa hai đầu của cuộn dây. Điều này sẽ làm xuất hiện dòng điện xoay chiều.

(2) Mối quan hệ giữa dòng điện sinh ra trong cuộn dây và vịtrí của nam châm được chỉ ra ở hình vẽ. Cường độdòng điện lớn nhất được tạo ra khi các cực nam (S) và cực bắc (N) của nam châm gần cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều của dòng điện trong mạch thay đổi ngược chiều nhau sau mỗi nửa vòng quay của nam châm. Dòng điện hình sin được tạo ra theo cách này gọi là "dòng điện xoay chiều một pha". Một chu kỳởđây là 3600 và số chu kỳ trong một giây được gọi là tần số.

(3) Để phát điện được hiệu quả hơn, người ta bố trí 3 cuộn dây trong máy phát lệch nhau 1200

trong không gian

(4) Mỗi cuộn dây A, B và C được bố trí cách nhau 1200 và độc lập với nhau. Khi nam châm quay

29 trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng trong các cuộn dây sẽ tạo ra dòng

điện xoay chiều trong mỗi cuộn dây.

3. Dấu hiệu máy phát điện ô tô bị hỏng - Xe khó hoặc không khởi động được

Nếu máy phát điện ô tô hỏng thì xe sẽ mất rất nhiều thời gian để khởi động, có khi là không khởi động được

- Đèn xe sáng không rõ

Thỉnh thoảng khi vận hàng xe hãy để ý các loại đèn xe như đèn pha, đèn bảng điều khiển... nếu ánh sáng đèn bị mờ hẳn so với thông thường thì có thểmáy nổô tô đang gặp trục trặc, ngoài đèn ra thì máy còn tác động đến radio, hệ thống âm thanh khiến chúng bị hỏng.

- Ắc quy chết

Nếu bình ắc quy chết có thểlà do máy phát điện ô tô bị hỏng, không thể sạc điện cho ắc quy. Nếu xe không thể khởi động hoặc phải câu bình xe mới có thể hoạt động thì chắc chắn lỗi đến từ bình ắc quy và máy nổô tô.

- Có mùi cháy khét của cao su

Tuy trường hợp này rất hiếm gặp nhưng vẫn cần phải giác cao. Khi phần dây đai của máy ma sát với bộ phận nào đó với một lực lớn thì sẽcó mùi rất khét khiến máy phát điện ô tô bịảnh hưởng.

30

ình trạng này thường được thấy ởđầu các cuộn kích, khiến từ thông bị giảm. Từ đó sẽ khiến dòng điện không thoát ra được dẫn đến điện áp yếu, động cơ xe bịảnh hưởng nghiêm trọng. Đây chính là biểu hiện máy phát điện ô tô yếu.

- Đèn báo sạc nổi sáng khi động cơ đang hoạt động

Khi xe nổ máy và hoạt động thì đèn báo sạc sẽ tự động tắt đi và chỉ sáng khi chìa khóa được chuyển sang chế độ ON. Nếu khởi động xe những vẫn thấy đèn báo sạc phát sáng thì cần kiểm tra phần máy phát điện lập tực, nếu đểlâu sẽ khiến ắc quy cạn kiệt dẫn tới xe không thể hoạt động tiếp tục.

- Tiếng kêu từ các thiết bị kim loại ma sát với nhau

Nếu puly bịmòn, phần bạc đạn đỡ trục máy gặp vấn đềthì máy sẽphát ra tiếng động như kim loại cọsát vào nhau lúc vận hành.

- Bộ tiết chế máy hư hỏngBộ tiết chế máy hư hỏng

Bộ tiết cho có chức năng cân bằng năng lượng điện áp máy tạo ra sao, nếu bộ phận này hỏng sẽ dẫn tới máy phát điện cũng gặp trục trặc theo

- Chổi than tiếp xúc gặp vấn đề

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sựoxy hóa hoặc dầu dính vào vòng tiếp xúc. Sự cốnày khiến công suất máy bị sụt giảm đáng kể.

4. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều

- Máy phát điện ô tô cũng như các bộ phận khác, đều cần được bảo dưỡng định kỳ. Việc đầu tiên cần làm đó chính là vệsinh ngoài máy bằng vải khô, sạch. Sao đó kiểm tra kỹ phần đai truyền của máy phát điện đểcó thể đảm bảo đai truyền đủđộ căng và bắt chặt.

- Tiếp đó kiểm tra các bộ phận trong máy như vòng bi, chổi than, cổgóp để có thể kịp thời sửa chữa nếu có lỗi. Việc kiểm tra độ bắt chặt và căng đai là điều bắt buộc. Nếu có kinh nghiệm thì có thể tự sửa chữa hoặc đến các trung tâm bảo dưỡng đểđược những nhân viên chuyên nghiệp giúp kiểm tra máy.

31

II. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc quy 1. Nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện (nghề công nghệ ôtô sơ cấp) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)