Hệ thống nhiên liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu tạo ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 51 - 55)

7.1 Hệ thống nhiên liệu Xăng

7.1.1. Công dụng, yêu cầu

a. Công dụng: Cung cấp hỗn hợp hòa khí (xăng + không khí) cho động cơ.

b. Yêu cầu: Đảm bảo lưu lượng và tỷ lệ hòa khí phù hợp với các chế độ làm

việc động cơ.

7.1.2. Sơ đồ chung và hoạt động:

a. Sơ đồ chung

Hình 7.1: Sơ đồ chung của phương pháp sử dụng bộ chế hòa khí.

1. Bình xăng ; 2. Lọc xăng ; 3. Bơm xăng ; 4. Buồng phao

; 5. Gíclơ ; 6. Họng khuếch tán ;7. Bướm ga.

b. Hoạt động:

Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ bình chứa được bơm hút qua lọc để lọc

sạch cặn bẩn, tạp chất sau đó đưa đến buồng phao 4. Trong buồng phao có cơ cấu van kim và phao xăng để giữ cho mức xăng trong buồng phao được ổn định. Trong

quá trình nạp, không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán 6 có tiết diện co hẹp. Tại đây do tác dụng của độ chân không nên xăng được hút qua Gíclơ 5, gíclơ có tác dụng đảm bảo lưu lượng xăng đi ra đúng như thiết kế. Tại họng khuếch tán nhiên liệu được không khí xé tơi đồng thời bay hơi và hoà trộn tạo thành hỗn hợp nạp vào động cơ. Lượng hỗn hợp vào động cơ được điều chỉnh nhờ bướm ga 7 để phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

7.1.3. Yêu cầu nhiên liệu từng chế độ làm việc của động cơ

Trong thực nghiệm người ta thấy rằng để động cơ hoạt động ổn định ở tốc

độ cầm chừng thì tỉ lệ A/F =11/1 (tức là trộn 11 phần khí với 1 phần nhiên liệu),

bên cạnh đó để động cơ phát ra công suất lớn thì A/F = 12/1 hay 13/1, và khi động

cơ chạy tiết kiệm thì A/F = 16/1 đến 18/1. Tuy nhiên ngoài 3 chế độ trên thì tỉ số

A/F phải đáp ứng ở chế độ khởi động, khi động cơ lạnh và khi tăng tốc.

Điều kiện hoạt động của động

Tỉ số Air/fuel(A/F)

Khởi động ở 00C (nhiều xăng do

nhiệt độ thấp xăng khó bốc hơi) 1/1

Khởi động ở 200C 5/1

Cầm chừng 11/1

Tốc độ chậm 12/1 -13/1

Tăng tốc 8/1

Đầy tải 12/1 -13/1

Chế độ tải trung bình(tiết kiệm) 16/1 -18/1

7.2. Hệ thống nhiên liệu Diesel

7.2.1. Nhiệmvụ, yêu cầu và phân loạihệthống diesel bơm

a. Nhiệm vụ

Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ không khí và nhiên liệu sạch cho động cơ hoạt động và lượng nhiên liệu phù hợp với yêu

cầu phụ tải của động cơ.

b. Yêu cầu

- Cung cấp nhiên liệu cần thiết tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ.

- Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xi lanh động cơ đúng thời

điểm và đúng thứ tự thìnổ.

- Thùng nhiên liệu dự trữ phảiđảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy định.

- Các lọc phải sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.

- Các chi tiết phải chắc chắn, có độ chính xác cao, dễ chế tạo. Dễ dàng trong

việc bảo dưỡng và sửa chữa

7.2.2. Kết cấu- hoạt động của hệ thống nhiên liệu Diesel:

7.2.2.1. Bơm cao áp dãy PE a. Cấu tạo

Hình 7.2: Sơ đồ kết cấu hệ thống nhiên liệu Diesel bơm PE

b. Hoạt động

Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được hút từ thùng nhiên liệu, theo ống dẫn

qua bầu lọc thô, tới bơm thấp áp và được đẩy lên bầu lọc tinh, sau khi được lọc

sạch đến ngăn chứa của bơm cao áp, ở đây nhiên liệu được nén đến áp suất cao đi

qua ống dẫn cao áp đến vòi phun và phun vào buồng cháy của động cơ theo đúng

thứ tự làm việc. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí ở cuối

quá trình nén có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh

công. Sau đó khí cháy theo ống xả và bình tiêu âm thải ra ngoài khí trời. Dầu thừa

ở bơm cao áp, bầu lọc tinh và vòi phun theo ống dẫn dầu hồi trở về thùng chứa

nhiên liệu.

7.2.2.2. Bơm cao áp phân phối VE a. Cấutạo

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùngbơm cao áp phân phối VE gồm có thùng nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bơm cao áp phân phối , vòi phun, ống dẫndầu hồi về thùng .

Hình 7.3. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp phân phối VE.

b. Hoạt động

Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận lắp trong bơm cao áp VE hút nhiên

liệu từ thùng theo ống dẫn đến bầu lọc đi vào bơm tiếp vận, bơm tiếp vận đẩy

nhiên liệu vào phòng chứa nhiên liệu của bơm cao áp. Nhiên liệu qua cửa nạp vào xy lanh bơm. Bơm cao áp nén nhiên liệu đến áp suất cao và phân phối nhiên liệu đến các vòi phun, vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy của động cơ theo đúng thứ tự làm việc. Nhiên liệu phun vào buồng cháy hòa trộn với không khí ở cuối quá trình nén có áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và sinh công. Sau đó khí cháy theo ống xả và bình tiêu âm thải ra ngoài khí trời. Dầu thừa ở bơm cao áp và vòi phun theo ống dẫn dầu hồi trở về thùng chứa.

Một phần của tài liệu Giáo trình cấu tạo ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)