Tấm có chiều dày lớp da khác nhau, cùng chiều dày lớp lõi, cùng khối lượng riêng lớp lõi: Tấm E và tấm F

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi. (Trang 37 - 38)

5.3. Kết luận chương 5

Chương 5 đã trình bày một quy trình thực hiện và các kết quả thí nghiệm đo tổn thất truyền âm qua các mẫu tấm composite sandwich có hai lớp da bằng vật liệu composite sợi thủy tinh/ nền plyester không no với cấu hình đúng trục [0o/90o/0o/90o]s và lớp lõi bằng vật liệu PU xốp. Tấm composite sandwich bị ngàm 4 cạnh. Từ các kết quả thực nghiệm thu được, tác giả rút ra một số kết luận sau: Các kết quả thực nghiệm thu được có độ tin cậy cao và tương đồng với các kết quả tính toán lý thuyết theo chương trình Matlab đã xây dựng trong chương 4 của luận án. Khối lượng riêng lớp lõi PU xốp có ảnh hưởng lớn nhất đến tổn thất truyền âm qua các tấm composite sandwich nghiên cứu. Khi tăng khối lượng riêng lớp lõi xốp, giá trị STL theo lý thuyết và thực nghiệm đều tăng. Giá trị tăng trung bình theo lý thuyết là 2,124 dB, theo thực nghiệm là 1,988 dB trên toàn dải tần số ở 1/3 Octave. Chiều dày lớp da có ảnh hưởng đáng kể đến tổn thất truyền âm qua các tấm composite sandwich khảo sát. Chẳng hạn, khi h tăng từ 2,53mm đến 3,37mm, các thông số khác không thay đổi thì STL theo lý thuyết tăng 1,476 dB, theo thực nghiệm STL tăng 1,774 dB trên toàn dải tần số ở 1/3 Octave. Chiều dày lớp lõi ảnh hưởng không đáng kể đến tổn thất truyền âm qua các tấm composite sandwich. Cụ thể, khi H tăng từ 30mm đến 40mm, các thông số khác không thay đổi thì STL theo lý thuyết chỉ tăng 0,560 dB, theo thực nghiệm STL tăng 0,567 dB trên toàn dải tần số ở 1/3 Octave.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Nghiên cứu sự truyền âm qua tấm composite lớp cốt sợi. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w