NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp tính tỷ phần pha austenit sau phản ứng giai đoạ n
a) Theo giản đồ pha
Trong quá trình ủ đẳng nhiệt xảy ra chuyển biến pha như sau:
γ → α + γHC
Trong đó:
γ- tổ chức austenit trước khi ủ đẳng nhiệt
α và γHC - tổ chức ferit và austenit hình thành sau chuyển biến đẳng nhiệt. Hàm lượng cacbon là không đổi trước và sau chuyển biến, nghĩa là:
Ci = Vα Cα+ Vγ Cγ (2.2) Trong đó:
Ci- Hàm lượng cacbon ban đầu trong austenit (%) Vα- Tỷ phần thể tích ferit sau phản ứng (%)
Cα - Hàm lượng cacbon trong ferit sau phản ứng (%) Vγ - Tỷ phần thể tích austenit sau phản ứng (%)
Cγ - Hàm lượng cacbon trong austenit sau phản ứng (%).
Theo giản đồ pha, hàm lượng C trong ferit rất nhỏ (< 0,02 %), theo Thermocaln thì hàm lượng này còn nhỏ hơn nữa nên có thể coi %Cα ≈ 0, do vậy, có thể tính gần đúng:
Ci = Vγ Cγ
Tỷ phần khối lượng austenit sau phản ứng (Vγ):
V Ci
100
Căn cứ vào giản đồ pha xác định được %Cγ bão hòa lớn nhất có thể đạt được trong austenit và nhờ phương pháp EDX theo điểm, xác định được hàm lượng cacbon trong tổ chức austenit ở nhiệt độ và thời gian austenit hóa khác nhau.
b) Xác định tỷ phần pha theo phương pháp kim tương định lượng
Dưới tác dụng của dung dịch tẩm thực (dung dịch 8g CrO3 + 40g NaOH + 72g H2O), các pha ferit và austenit dưới kính hiển vi sẽ có màu khác nhau, ferit có màu trắng và austenit có màu xám. Phần mềm Multiphase sẽ nhận biết và định lượng tỷ phần các pha trong tổ chức (Hình 2.4).
Hình 2.4. Xác định tỷ phần pha bằng ảnh kim tương màu