Kết qủa khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm

Một phần của tài liệu Sang kien vat ly THPT_Tổ chức các tình huống học tập khi dạy nội dung kiến thức bài Mắt Vật lý 11 ở trường THPT (Trang 29 - 34)

II. PHẦN NỘI DUNG

1.4. Kết qủa khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm

hiệu quả ứng dụng

Qua thực tế giảng dạy cho thấy dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoàn thành được phần lớn các nội dung kiến thức trong phiếu học tập và các yêu cầu khác của giáo viến với thời gian chênh lệch không nhiều so với phân phối thời gian của GV.

nhiệm vụ như thiết kế phương án hay trình bày một vấn đề trước lớp HS còn nhiều bỡ gỡ rụt rè. Nhưng khi đã làm quen với phương pháp mới, HS rất tự tin, thích thú học tập, chịu khó suy nghĩ và đề xuất ý kiến, HS đã chủ động, tích cực hơn trong hoạt động của mình.

Khả năng lĩnh hội : Do tạo được hứng thú trong học tập nên hầu hết các em đều tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, kể cả các em có sức học yếu hơn. HS hoàn toàn chủ động trong việc phát hiện các vấn đề học tập của mình, mạnh dạn đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và tự đưa ra được những kết luận của bài học.

* Tổ chức thực nghiệm

Các lớp thực nghiệm: 11A1, 11A7 năm học 2015 - 2016 Các lớp đối chứng: 11A2, 11A6 năm học 2015 - 2016 Các lớp này có trình độ tương đương nhau về học bộ môn Vật Lý.

+ Ở lớp thực nghiệm, tôi đã tiến hành giảng dạy theo tiến trình đã thiết kế. Khi dạy lớp thực nghiệm, tôi ghi hình tiết học, sau đó phân tích tiết học đó để rút kinh nghiệm, đánh giá tính khả thi của tiến trình đã soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình soạn thảo, bổ sung sửa đổi những điều cần thiết.

+ Tại lớp đối chứng, giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường, tôi tham gia dự giờ, theo dõi ghi chép mọi hoạt động của GV và HS ở mỗi giờ học trên lớp

* Kết quả thực nghiệm

+ Đánh giá định tính : Dựa vào các tiêu chí sau :

Tiêu chí đánh giá Các căn cứ để đánh giá

Tính khả thi của tiến trình dạy học

- Căn cứ vào mức độ và thời gian hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập.

Tính tích cực, tự chủ của HS trong học tập

- Căn cứ vào sự tự giác của học sinh trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Căn cứ vào cách phân công các công việc trong nhóm. - Căn cứ vào cách thức thảo luận nhóm.

- Căn cứ vào không khí học tập của lớp và thái độ học tập của các thành viên trong lớp

Căn cứ vào các tiêu trí đánh giá ở trên chúng tôi rút ra được kết luận về hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo với việc phát huy tính tích cực, tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. Cụ thể như sau:

Tiêu chí

đánh giá Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Tính khả thi của tiến trình dạy học

- Mặc dù đã thay đổi tiến trình dạy học các nội dung trong SGK, nhưng chúng tôi vẫn truyền đạt đúng đủ nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng đề ra.

- HS hoàn thành được phần lớn các nội dung kiến thức trong phiếu học tập, và các yêu cầu khác của giáo viến với khối lượng thời gian chênh lệch không nhiều so với phân phối thời gian của GV.

- Tiến trình dạy học diễn ra bình thường, GV truyền đạt đúng đủ nội đúng chuẩn kiến thức kĩ năng đề ra.

- Tuy truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức, phân bố thời gian hợp lý, nhưng còn nhiều câu hỏi GV phải tự giải đáp. Tính tích cực, tự chủ của HS trong học tập

- Không khí học tập sôi nổi, vui vẻ và thoải mái. Đặc biệt HS tham gia rất tích cực trong những tình huống “nảy sinh vấn đề”.

- Ban đầu, trước những nhiệm vụ như thiết kế phương án học tập hay trình bày một vấn đề trước lớp HS còn nhiều bỡ gỡ rụt rè. Nhưng khi đã làm quen với phương pháp mới, HS rất tự tin, thích thú học tập, chịu khó suy nghĩ và đề xuất ý kiến, HS đã chủ động, tích cực hơn trong hoạt động của mình.

- Không khí học tập không sôi nổi, các em chỉ thụ động ngồi nghe, ghi chép, không tự tin khi vận dụng các kiến thức đã học.

cực vào hoạt động của nhóm, kể cả các em có sức học yếu hơn.

vài cá nhân tham gia tích cực. Năng lực sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập.

- HS hoàn toàn chủ động trong việc phát hiện các vấn đề học tập của mình, mạnh dạn đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và tự đưa ra được những kết luận của bài học.

- Các em có ít cơ hội được đề xuất ý kiến của mình. Chỉ trả lời khi được GV đặt câu hỏi.

+ Đánh giá định lượng

Cuối đợt thực nghiệm, tổ chức cho HS ở các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra 45 phút để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm, đối chiếu kết quả học tập của lớp TN với lớp ĐC nhằm đánh giá chất lượng hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học đã thiết kế. Bảng bố trí thực nghiệm - đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Lớp Số bài Lớp Số bài 11A1 43 11A2 40 11A7 39 11A6 42

Bảng số liệu thống kê điểm số lớp ĐC và lớp TN

Lớp Số HS Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng 82 0 0 0 4 13 25 28 7 5 0 0 Thực nghiệm 82 0 0 0 0 3 12 32 21 11 4 3 Bảng xếp loại học tập Lớp Điểm Số HS Kém (0 - 2) Yếu (3 - 4) TBình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) ĐC 82 0 17 45 20 0 % 0 20,7 54,9 24,4 0 TN 82 0 3 44 28 7

Biểu đồ biểu diễn xếp loại học tập

Qua biểu đồ ta thấy cả nhóm TN và nhóm ĐC đều không có bài kiểm tra đạt loại Kém nhưng đến loại Yếu thì đồ thị biểu diễn ở nhóm ĐC bắt đầu tăng lên, trong khi đó nhóm TN vẫn ở giá trị thấp. Đặc biệt là các bài kiểm tra của HS nhóm TN đạt loại Khá cao hơn rõ rệt so với nhóm ĐC. Ở nhóm ĐC số bài kiểm tra đạt loại Giỏi là 0 trong khi đó ở nhóm TN này vẫn đạt mức cao. Điều này chứng tỏ nhóm TN luôn đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC.

Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy, đối với lớp thực nghiệm những học sinh có thái độ tích cực và trách nhiệm cao trong quá trình học tập thì sẽ đạt điểm cao, số lượng học sinh này nhiều hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ với hệ thống tình huống này đã làm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh. Như vậy, xét về mặt định tính và định lượng việc tổ chức các tình huống dạy học bài Mắt đã phát huy tính tích cực, rèn luyện năng lực sáng tạo của học sinh.

0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 Lớp ĐC Lớp TN Yếu T.Bình Khá Giỏi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu SKKN, đối chiếu với nội dung và mục đích đặt ra, tôi thu được kết quả sau:

- Trình bày rõ cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý bằng việc tổ chức các tình huống dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ và rèn luyện năng lực sáng tạo của HS.

- Nghiên cứu thực trạng dạy học kiến thức bài Mắt vật lý 11 ở trường THPT Trường Chinh, tìm ra những tồn tại và xác định nguyên nhân của chúng để làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế phương án dạy học.

- Tổ chức thành công các tình huống dạy học theo hướng phát huy tích tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Sang kien vat ly THPT_Tổ chức các tình huống học tập khi dạy nội dung kiến thức bài Mắt Vật lý 11 ở trường THPT (Trang 29 - 34)