Đơn tinh thể và đa tinh thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

1.5.1 Đơn tinh thể

a)

c) b)

Hình 1.17 Sơ đồ cấu tạo đơn tinh thể (a) và đa tinh thể (b,c)

Đơn tinh thể(hình 1.17a): là một khối chất rắn có mạng đồng nhất (cùng kiểu và hằng số mạng), có phương mạng không đổi trong toàn bộ thể tích. Trong thiên nhiên: một số khoáng vật có thể tồn tại dưới dạng đơn tinh thể. Chúng có bề mặt ngoài nhẵn, hình dáng xác định, đó là những mặt phẳng nguyên tử giới hạn (thường là các mặt xếp chặt nhất). Các đơn tinh thể kim loại không tồn tại trong tự nhiên, muốn có phải dùng công nghệ "nuôi" đơn tinh thể

Đặc điểm: có tính chất rất đặc thù là dị hướng vì theo các phương mật độ xếp chặt nguyên tử khác nhau. Đơn tinh thể chỉ được dùng trong bán dẫn.

1.5.2 Đa tinh thể

Trong thực tế hầu như chỉ gặp các vật liệu đa tinh thể. Đa tinh thể gồm rất nhiều (đơn) tinh thể nhỏ (cỡ m) được gọi là hạt tinh thể, các hạt có cùng cấu

trúc và thông số mạng song phương lại định hướng khác nhau (mang tính ngẫu nhiên) và liên kết với nhau qua vùng ranh giới được gọi là biên hạt (hay biên giới hạt) như đã trình bày ở hình 1.17b,c.

Từ mô hình đó thấy rõ:

- Mỗi hạt là một khối tinh thể hoàn toàn đồng nhất, thể hiện tính dị hướng. - Các hạt định hướng ngẫu nhiên với số lượng rất lớn nên thể hiện tính đẳng hướng.

- Biên hạt chịu ảnh hưởng củacác hạt xung quanh nên có cấu trúc “trung gian” và vì vậy sắp xếp không trật tự (xô lệch) như là vô định hình, kém xít chặt vớ thể quan sát cấu trúc hạt đa tinh thể hay các hạt nhờ kính hiển vi quang học (hình 1.17c).

+ Độ hạt của tinh thể

Độ hạt có thể quan sát định tính qua mặt gãy, để chính xác phải xác định trên tổ chức tế vi. Cấp hạt theo tiêu chuẩn ASTM: phân thành 16 cấp chính đánh số từ 00, 0, 1, 2...., 14 theo trật tự hạt nhỏ dần, trong đó từ 1 đến 8 là thông dụng. Cấp hạt N=3,322lgZ+1, với Z là số hạt có trong 1inch2 (2,542≈ 6,45cm2) dưới độ phóng đại 100 lần.

Người ta thường xác định cấp hạt bằng cách so sánh với bảng chuẩn ở độ phóng đại (thường là x100) hoặc xác định trên tổ chức tế vi.

+ Biên giới siêu hạt

Nếu như khối đa tinh thể gồm các hạt (kích thước hàng chục - hàng trăm

m) với phương mạng lệch nhau một góc đáng kể (hàng chục độ), đến lượt mỗi hạt nó cũng gồm nhiều thể tích nhỏ hơn (kích thước cỡ 0,1 ÷ 10m) với phương mạng lệch nhau một góc rất nhỏ (≤ 1-2o) gọi là siêu hạt hay block. Biên giới siêu hạt cũng bị xô lệch nhưng với mức độ rất thấp.

1.5.3 Textua

Do biến dạng dẻo làm phương mạng định hướng tạo nên textua. Ví dụ, khi kéo sợi nhôm(hình 1.13), tinh thể hình trụ khi đúc, khi phủ.

Hình 1.18 Mô hình textua trong dây nhôm kéo sợ (vectơ V biểu thị hướng kéo, trục textua là [111]).

Cấu trúc đa tinh thể có textua → vật liệu có tính dị hướng, ứng dụng cho thép biến thế, tính chất từ cực đại theo chiều textua, cực tiểu theo phương vuông góc → giảm tổn thất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật liệu cơ khí (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)