Khái niệm, phân loại và các yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 38)

b. Phương pháp mài siêu tinh

8.1 Khái niệm, phân loại và các yêu cầu kỹ thuật

Trong chế tạo máy đa số các loại chi tiết đều có lỗ cần gia công. Việc chọn công nghệ gia công lỗ phụ thuộc vào đặc điếm hình dạng, kích thước, độ chính xác và yêu cầu về chất lượng bề mặt của lỗ so với gia công mặt trụ ngoài thì gia công lỗ gặp nhiều khó khăn hơn vì dụng cụ gia công phải chọn theo lỗ, do đó dụng cụ thường có độ cứng vững thấp hơn, vị trí làm việc và dẫn hướng dụng cụ khó khăn hơn. Không thể quan sát được quá trình cắt gọt đang xảy ra.

Để thuận tiện hơn trong việc xác định giải pháp công nghệ khí gia công lỗ. Thường người ta tiến hành phân loại lỗ theo đường kính (d). chiều sâu lỗ. độ chính xác và chất lượng bề mặt gia công. Theo tỉ lệ giữa (l/d) có thể chia ra: lỗ ngắn khi l/d < 0.5. lỗ thường khi 0,5 < l/d< 3, lỗ dài khi 3< l/d < 10 và lỗ sâu khi 1/d > 10.

Độ chính xác của các lỗ gia công bao gồm độ chính xác kích thước đường kính, chiều dài. hinh dáng của lỗ, độ thẳng của đường tâm lỗ. Độ vuông góc của dường tâm lỗ và mặt đầu. Vị trí của lổ so với mặt ngoài hoặc so với các 1ỗ khác. Tuỳ theo yêu cẩu sử dụng, đường kính các lỗ có thể đạt cấp chính xác từ cấp 10 - 6. sai số hình dáng nhỏ hơn dung sai đường kính lỗ.

Độ nhám bề mặt lỗ chính xác Ra = 2.5- 0,63 đôi khi cần đạt Ra = 0,32 - 0,16. Thông thường các lỗ bắt bu lông, lỗ ren... có độ chính xác không cao. Chỉ cần khoan là đủ với các lỗ có sẵn (đúc dập sấn) thường dùng khoét lỗ, tiện lỗ để sửa những sai lệch vị trí của lỗ; với những lỗ chính xác cao, chưa có lỗ sẵn sau khi khoan tụỳ theo yêu cầu chất lượng có thể khoét, doa tiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)