Giải quyết lỗi khi lắp ráp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 34)

Các lỗi thường gặp sau khi lắp ráp xong máy tính

Sau khi lắp ráp một máy tính xong, có thể nó sẽ không chạy được. Điều đó cũng có nghĩa là vấn đề ta lắp sai, bị lỗi hoặc không phù hợp, vậy để tìm ra nguyên nhân đó thì phải tiến hành kiểm tra từng thành phần. Để cho vấn đề giải quyết nhanh hơn, trước hết ta phải xem tình trạng máy:

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Sau khi bật công tắc nguồn nhưng không thấy tín hiệu hoạt động:

Các triệu chứng, chẳng hạn như đèn chỉ báo công tắc nguồn không sáng lên, quạt cho bộ nguồn không hoạt động, không nghe thấy tiếng bíp sau khi khởi động máy và các ổ đĩa không chạy, v.v…

- Bị ngắt nguồn.

- Xác lập điện áp sai.

- Công tắc nguồn được cài đặt không chính xác.

- Nguồn không được nối với bo mạch hệ thống.

- Ngắn mạch.

- CPU không được cài đặt chính xác.

- Kiểm tra cáp nguồn trên bộ nguồn được nối với Jack cắm nguồn xem nó đã khớp chặt chưa. Nếu máy có công tắc nguồn phụ thì phải kiểm tra xem đã bật công tắc này chưa. - Nút chuyển mạch điện áp cung cấp điện áp 110(115) hoặc 220(230). Gạt nút này sang vị trí điện áp thích hợp với nguồn điện chúng ta. - Tham khảo tài liệu để xác lập được chính xác. - Kiểm tra cáp nguồn trên bo mạch hệ thống và xem nó đã được nối chính xác chưa. - Các ốc trên bo mạch hệ thống không sử dụng vòng đệm cách điện hoặc các ốc bị mắc kẹt có thể gây ra ngắn mạch.

- Xem CPU đã được cài hoàn toàn chưa, đối với loại Socket phải ấn cần ZIP xuống. 2 Đèn chỉ báo nguồn trên tấm mặt sáng nhưng đèn trên monitor không sáng (hoặc nó có màu - Có thể là cáp nguồn monitor không được nối với jack nguồn. Cáp tín hiệu video chưa được cắm hoặc

- Cắm lại cáp cho chặt, kiểm tra và khắc phục các chân của cáp video monitor hoặc thay bằng dây cáp mới.

cam), nguồn monitor không được bật lên

cắm nhưng không chặt. Các chân của cáp video monitor bị gãy hoặc bị lệch. Dây cáp bị đứt ngầm.

3

Đèn chỉ báo của tấm mặt sáng, nguồn được nối vào monitor và không giống với bất kỳ nguyên nhân kể trên. Trên màn hình không xuất hiện gì (ngay cả trường hợp có tiếng bíp)

- Không có màn hình và không có tiếng bip. - Một tiếng bíp dài theo sau ba tiếng bíp ngắn

- Một tiếng bíp dài (hoặc một loạt tiếng bíp)

- Kiểm tra CPU xem được cài đặt chắc chắn hay chưa?

- Card video chưa được cài đặt chính xác. Tháo card video ra và cài lại. - Có thể do module bộ nhớ chưa được cài đặt cẩn thận, xem kẹp ở hai bên module bộ nhớ đã ăn khớp vào ngàm module chưa. Nếu module bộ nhớ có 72 chân, thì chúng ta phải cài một cặp.

4

Đèn chỉ báo trên ổ đĩa mềm sáng liên tục sau khi bật công tắc nguồn máy tính

- Cáp dẹt chưa được nối có thể hướng cài bị sai hướng.

- Quay lại ngược lại đầu cáp và cài lại.

5

Máy tính bị tắt ngay sau khi nó hiển thị một số thông điệp trên màn hình - Lỗi bàn phím. - Sai sót ổ đĩa cứng Primary Master. - Cổng bàn phím không được cài chính xác vào máy tính, hoặc cài sai chỗ, sai hướng. Cũng có khi chân cắm bị gãy hay vẹo do chúng ta sơ ý gây ra. - Kiểm tra chế độ Master/Slave đã được chỉnh chính xác bằng cầu nhảy mạch chưa, cáp dẹt được cài có chính xác không (đường viền màu đỏ trên cáp dẹt và dây màu đỏ của cáp nguồn ở gần nhau)

6 Màn hình thứ hai được hiển thị trên monitor chỉ “Disk boot failure, insert…” và sau đó hệ thống bị treo - Không có thiết bị khởi động. - Không thể cài đặt ổ đĩa mềm có vấn đề hoặc bị hư hỏng.

- Kiểm tra xem đã đưa đĩa khởi động vào chưa.

- Cài đặt ổ đĩa mềm không chính xác, kiểm tra xem ổ đĩa đã cài đúng hướng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Sau khi máy tính được khởi động, trang màn hình thứ 2 hiển thị “Non-system disk or disk error” và hệ thống bị treo - Máy tính không đọc thấy dữ liệu - Đĩa khởi động bị hỏng hoặc ta đã đưa nhầm một đĩa khác mà không phải là đĩa khởi động. 8 Máy tính bị tắt trong tiến trình khởi động - Hệ thống quá nóng - Xung đột các thiết bị - Phần cứng hỏng

- Hãy điều chỉnh lại tốc độ cho phù hợp, kiểm tra xem CPU đã ráp và nối quạt tản nhiệt chưa

- Chúng ta phải xét tính tương thích của các thiết bị khác nhau khi mua các linh kiện của máy tính. Khi các thiết bị xung đột với nhau, tháo mọi thứ ra và tìm từng vấn đề cùng một lúc để xét các giải pháp khả dụng khác - Khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác đã gây ra vấn đề này và tốt nhất đưa máy tính tới dịch vụ sửa chữa trước khi hết bảo hành.

Tất cả các điều nói ở trên có mục đích giúp chúng ta giải quyết tối đa những trường hợp gặp phải về khởi động máy tính. Tuy nhiên, nếu trường hợp chúng ta không khắc phục được với khả năng phần cứng bị hỏng xảy ra và phải nhờ tới sự giúp đỡ của dịch vụ sửa chữa phần cứng.

THỰC HÀNH 1- Điều kiện thực hiện

1.1- Dụng cụ - Thiết bị:

- Case máy tính; nguồn máy tính ATX; Bo mạch chính (Mainboard); CPU; RAM; Màn hình CRT và LCD; Bàn phím; Chuột máy tính; Ổ đĩa cứng cổng IDE và SATA; Ổ đĩa CD/DVD cổng IDE và SATA; Card VGA; Card sound; Máy in lazer; cáp IDE, cáp SATA.

- Tuốc nơ vít, keo tản nhiệt. 1.2 - Các điều kiện khác

Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính, đĩa Hiren's BootCD.

2. Trình tự thực hiện T

T Nội dung công việc Hình vẽ minh họa

Yêu cầu đạt được 1 Lựa chọn thiết bị chính trước khi lắp ráp máy PC: - Vỏ máy - Bộ nguồn - Bo mạch chính (Main board) - Bộ xử lý (CPU) - RAM - Ổ đĩa cứng - Ổ đĩa CD/DVD - Màn hình (Monitor) - Bàn phím (Keyboard) - Chuột (Mouse) -VGA card, Sound card, card net (nếu main chưa tích hợp)

- Lựa chọn được thiết bị để cấu thành một máy PC

2 Kiểm tra thiết bị

- Kiểm tra bộ nguồn bằng (Thiết bị Power Supply Tester và nối tắt)

- Kiểm tra mainboard bằng Card test mainboard

- Kiểm tra ổ cứng dùng chương trình HD Tune để test ổ đĩa cứng (HDD)

Thiết bị Power Supply Tester

Ðầu cắm ATX

Card test mainboard

- Sử dụng được thiết bị Power Supply Tester để đo các chân cắm bộ nguồn. - Nối tắt được 2 đường tín hiệu 14 và 15 để kiểm tra nguồn. - Sử dụng được Card test mainboard cũng như biết cách đọc mã lỗi của thiết bị - Sử dụng được phần mềm HD Tune để kiểm tra lỗi ổ cứng.

- Kiểm tra bàn phím bằng phần mềm Keyboard Test

-Kiểm tra RAM bằng phần mềm Memtest - Kiểm tra màn hình bằng phần mềm MonitorTest Giao diện phần mềm - Sử dụng được phần mềm Keyboard Test để kiểm tra lỗi bàn phím. - Sử dụng được phần mềm Memtest để kiểm tra Ram - Sử dụng được phần mềm để kiểm tra được mầu cơ bản, tính tương phản, …của màn hình 3 Qui trình lắp ráp máy vi tính Bước 1: Chuẩn bị vị trí để lắp đặt - Lắp được các thiết bị thành một máy tính hoàn chỉnh

Bước 2: Chuẩn bị Case và lắp bộ nguồn

Bước 3: Lắp main vào thùng máy

Bước 4: Gắn CPU vào mainboard

Bước 5: Gắn quạt tản nhiệt cho CPU

Bước 6: Gắn RAM vào mainboard

Bước 7: Lắp ổ đĩa cứng Bước 8: Lắp ổ CD/DVD-ROM Bước 9: Gắn các card mở rộng (nếu có) Bước 10: - Lắp các dây nối đèn Led, phím Reset, Power on, speaker, Usb

4 Giải quyết lỗi khi lắp ráp ( 8 lỗi cơ bản) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khắc phục được những lỗi cơ bản khi lắp ráp

Chương 3 Thiết lập CMOS Giới thiệu :

Mỗi máy vi tính đều có hệ thống điều khiển giao tiếp nhập xuất cơ bản, đây là hệ thống được lắp đặt trên bảng mạch chính (Mainboard) giúp điều khiển máy tính ở giai đoạn đầu khi vừa bật máy cũng như kiểm tra các thiết bị và thông số của chúng trước khi đưa vào hoạt động.

Quá trình khởi động của máy tính nhanh phụ thuộc phần lớn vào các thiết bị như bộ nhớ RAM, ổ cứng, bộ vi xử lý… Nhưng một phần cũng khá quan trọng giúp cho máy tính khởi động nhanh hơn đó là CMOS.

Bài học này sẽ giúp cho người học hiểu các thông tin chính của CMOS. Biết cách truy cập vào CMOS, thiết lập được các thông số (ngày giờ hệ thống, thông tin ổ đĩa cứng, thứ tự khởi động, thiết lập cho các thiết bị ngoại vi… và cài đặt mật khẩu).

Mục tiêu :

- Hiểu các thông tin chính của CMOS.

- Biết thiết lập các thông số theo đúng yêu cầu. - Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.

Nội dung chính : 3.1. Giới thiệu CMOS 3.1.1. Vai trò của CMOS

CMOS viết tắt từ Complementary Metaloxide Semiconductor - chất bán dẫn oxit metal bổ sung, một công nghệ tốn ít năng lượng.

CMOS là chất làm nên ROM trên mainboard, ROM chứa BIOS (Basic Input/Output System) hệ thống các lệnh nhập xuất cơ bản để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành khởi động máy.

Một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng, những thiết lập này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những thiết lập mặc định.

Nói một cách đơn giản nhất, RAM CMOS chỉ là một lượng RAM tĩnh tiêu thụ rất ít điện năng. Những chip RAM CMOS đời cũ cung cấp 64 bytes, còn những chip đời sau này cung cấp thêm 64byte nữa (tổng cộng 128 byte). Các bo mạch mới nhất sử dụng 256 bytes để lưu trữ thông tin CMOS setup cùng với thông tin ESCD (Extended System Configuration Data - Dữ liệu cấu hình hệ thống mở

rộng) cần cho hệ thống Plug and Play của máy. Bởi vì khi tắt điện của máy tính nội dung dữ liệulưu trữ trên RAM sẽ mất đi nên người ta gắn thêm một viên Pin vào máy để tiếp tục cung cấp điện năng cho RAM CMOS và RTC.

Hình 3.1- ROM BIOS Hình 3.2-Chip CMOS

3.1.2. Truy cập CMOS

Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau:

- Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.

- Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup.

- Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup.

-Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau.

- Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS.

Lưu ý: Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì bạn mới vào được CMOS. Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).

3.2. Thiết lập các thông số

Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm: - Ngày giờ hệ thống.

- Thông tin về các ổ đĩa

- Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy. - Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.

- Cài đặt mật khẩu bảo vệ.

3.2.1. Ngày giờ hệ thống

- Vào Cmos (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4- Giao diện của CMOS

- Chọn STANDARD CMOS SETUP

- Chọn thiết lập ngày, giờ hệ thống + Date: ngày hệ thống,

+ Time: giờ của đồng hồ hệ thống

3.2.2. Thông tin đĩa cứng

- Chọn STANDARD CMOS SETUP Trong lựa chọn này có các thông tin sau:

- Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1. - Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1. - Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2. - Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.

- Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch.

- Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed Lưu ý: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.

3.2.3. Thứ tự khởi động

- Vào Cmos

- Chọn BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP)

Hình 3.6- BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP)

Trong mục này thứ tự khởi động bao gồm:

- First Boot Device: Chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy. - Second Boot Device: Ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất. - Third Boot Device: Ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.

Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD- ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.

3.2.4. Thiết lập cho thiết bị ngoại vi

- Vào Cmos

- Chọn INTEGRATED PERIPHERALS

Hình 3.7- INTEGRATED PERIPHERALS

Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enabled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.

3.2.5. Cài đặt mật khẩu bảo vệ

- Vào Cmos

- Chọn User Password

Hình 3.8- INTEGRATED PERIPHERALS

Trong thiết lập USER PASSWORD có các chế độ sau: - Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS. - User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.

- Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS. - Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.

Chú ý: Khi can thiệp vào CMOS chúng ta phải hạn chế, nếu không cần thiết thì không nên thay đổi các thông số trong CMOS.

THỰC HÀNH 1- Điều kiện thực hiện

1.1- Dụng cụ - Thiết bị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng máy tính 25 đến 30 máy 1.2 - Các điều kiện khác

Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu prorector đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính.

2. Trình tự thực hiện T

T

Nội dung công

việc Hình vẽ minh họa

Yêu cầu đạt được 1 Khởi động máy tính để ấn phím Del hoặc F2 để vào Bios

- Vào được Bios

2 Thiết lập các thông số Standard cmos setup - Thiết lập được các thông số Standard cmos setup. 3 Thiết lập các thông số Bios features setup (advanced cmos setup) - Thiết lập được các thông số Bios features setup (advanced cmos setup )

4 Thiết lập các thông số Integrated peripherals -Thiết lập được các thông số trong Integrated peripherals 5 Supervisor password - user password - save & exit setup - exit without saving

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 34)