Các lệnh tính toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiến trúc máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 44 - 45)

- Giới thiệu một số thiết bị lưu trữ ngoài như: đĩa quang.

6.2.1 Các lệnh tính toán

a. ADD:Addition (cộng 2 toán hạng)

Cú pháp: ADD đích, nguồn

Tác dụng: Cộng toán hạng đích với toán hạng nguồn. Kết quả được chứa trong toán hạng đích: Đích = đích + nguồn

Điều kiện: hai toán hạng phải cùng độ dài, không được là 2 thanh ghi đoạn. ADD AX,word1

AX = AX + word1

b. SUB: Subtraction (trừ)

Cú pháp: SUB đích, nguồn

Tác dụng: Trừ nội dung của toán hạng đích cho toán hạng nguồn, kết quả chứa trong toán hạng đích.

Ví dụ: MOV BX,F0h SUB BX,50h

c. MUL: Multiplexing (nhân không dấu)

Nhân toán hạng với nội dung chứa trong thanh ghi AX. Tức là nhân 2 toán hạng với nhau nhưng 1 toán hạng phải được chứa trong AX. Hoặc là trong cả DX và AX

MUL gốc

Tùy thuộc vào độ dài của toán hạng gốc mà xác định kết quả: Gốc: 8 bit thì số bị nhân trong AL kết quả chứa trong AX Gốc: 16 bit thì số bị nhân trong AX kết quả chứa trong DX:AX Ví dụ

MOV AL,10h MOV BL,5h MUL BL

Vì toán hạng nguồn là thanh ghi BL, nên kết quả sẽ được lấy ra trong AX. AX=50h. Trong trường hợp muôn nhân số có dấu, ta có thể sử dụng lệnh IMUL có dạng lệnh như lệnh MUL

d. DIV: Unsigned Divide (chia hai số không có dấu)

Cú pháp DIV nguồn

Nguồn là số 8 bit: AX/nguồn số bị chia phải là số không dấu 16 bit trong AX sau khi chia thương chứa trong AL còn số dư chứa trong AH.

Nguồn là số 16 bit:DX: AX/nguồn số bị chia phải là số không dấu đặt trong cặp DX:AX sau khi chia thương chứa trong AX còn số dư chứa trong DX.

Nguồn =0 (chia cho 0) hoặc kết quả lớn hơn FFh, FFFFh thì gọi ngắt INT 0. Trong trường hợp muốn chia số có dấu, ta có thể sử dụng lệnh IDIV có dạng lệnh như lệnh DIV

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiến trúc máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 44 - 45)