Nhận định:
Mô hình lao động tình nguyện khi được áp dụng đã thu được những kết quả tích cực, nâng cao ý thức làm việc tập thể của các Chi đoàn, cho ĐVTN nhận thức được giá trị của lao động trong cuộc sống.
Giải quyết được nhiều công việc góp phần vào cải tạo môi trường, cảnh quan của nhà trường, tạo môi trường tích cực cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Giúp giải quyết việc điều lao động trong các dịp nghỉ tết, phục vụ các kỳ thi như; Thi THPT, thi Nghề PT…
2.4. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh* Mục đích * Mục đích
Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, điều chỉnh các hành vi đạo đức, lối sống.
* Nội dung
Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, thông qua các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát thanh “khi tôi 18”...
* Các bước tiến hành
BTV Đoàn xây dựng kế hoạch, họp BCH thảo luận, góp ý và phổ biến cho các chi đoàn và ĐVTN thực hiện.
- Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: BCH Đoàn nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
- Thông qua các giờ học sinh hoạt 15 phút đầu giờ: tổ chức cho ĐVTN học sinh tham gia sinh hoạt, tu dưỡng và rèn luyện các chủ đề của đoàn.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.
3. Giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hànhnề nếp của một bộ phận ĐVTN và chất lượng giáo dục đạo đức ở ĐVTN nề nếp của một bộ phận ĐVTN và chất lượng giáo dục đạo đức ở ĐVTN
Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân của từng học sinh cá biệt:
Đoàn trường phối hợp với BCH chi đoàn và GVCN lớp lập danh sách những học sinh cá biệt của từng chi đoàn.
Sau khi đã xác định được các đối tượng học sinh thuộc dạng cá biệt trong
trường theo danh sách lớp, cần phân công tổ chức theo dõi và đánh giá một cách khách quan, trung thực, đúng bản chất của vấn đề. Liệt kê ra các nguyên nhân, các lý do mà các em thường vi phạm và mắc phải; liệt kê số lần các em vi phạm, sau mỗi lần đó đã có ai nhắc nhở, giáo dục chưa? Đã cho các em suy ngẫm về lỗi của mình và đã hứa khắc phục hay chưa ?…. Cần phải ghi chép rõ ràng để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân của từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi đã đưa ra các phương án cụ thể cho từng em.
* Nhóm các học sinh cá biệt về đạo đức :
Đây là các học sinh thường có học lực yếu, đi đôi với hành vi không tốt, thường ảnh hưởng đến sự học tập của lớp. Biện pháp đưa ra Đoàn trường phối hợp chặt chẽ với GVCN để:
+ Gặp riêng từng học sinh, hỏi thăm việc học tập và gia đình của các hoc sinh. Sau đó phân tích những hành vi mà các học sinh đã gây ra đúng sai như thế nào? Tìm hiểu lý do vì sao các em đó lại có hành vi ấy ?
+ Gặp gia đình, trao đổi và thống nhất các biện pháp giáo dục như:
– Hạn chế cho các học sinh tham gia vào các nhóm thanh niên hư hỏng ở địa phương cũng như không cho tham gia vào các tệ nạn như : đánh bài, uống rượu..
– Thiết lập sổ theo dõi giữa gia đình và lớp. Ngày nào giáo viên cũng đánh giá nhận xét việc học tập cũng như hành động của các em vào sổ gửi về cho bố mẹ. Và đồng thời cũng lấy ý kiến từ gia đình để giáo viên có biện pháp giáo dục khác, từ đó gia đình luôn nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, cùng với nhà trường kèm cặp học sinh tốt hơn;
+ Giao cho các học sinh một số nhiệm vụ ở lớp.
Trong các giờ sinh hoạt lớp giao cho hai em nhận xét tình hình lớp trong tuần, có bạn nào vi phạm khuyết điểm hay không . Giáo viên nhận xét lại và tìm hiểu thêm các chi tiết để nhận định, biểu dương.
Từ những nhiệm vụ được giao đó, tạo cho các học sinh có ý thức hơn trong học tập, tư cách đạo đức của mình với tập thể , dần dần các em sẽ nhận ra những sai phạm của mình với bàn bè xung quanh để mà sửa đổi thành những người tốt với bản thân và với tập thể lớp.
+ Một biện pháp cũng không kém phần quan trọng đó là việc biểu dương, khen thưởng, kịp thời.
Bên cạnh đó cũng nghiêm khắc kiểm điểm, thẳng thắn phê bình các em học sinh vẫn còn vi phạm các hành vi đạo đức. Buộc các em phải ghi ra những lời hứa khắc phục và thời gian khắc phục
+ Một số em có tính nóng nảy, hay gây sự, nếu giáo dục nhiều lần không thay đổi, gia đình buông xuôi, thì nên liên hệ với Đoàn thanh niên thôn, Hội Phụ nữ xã , công an xã …. Để kết hợp giáo dục.
Thông qua các hoạt động của Đoàn có biểu dương, khen ngợi các học sinh đã có nhiều tiếng bộ trong học tập cũng như trong việc rèn luyện đạo đức. Đặc biệt là các học sinh cá biệt phải quan tâm vấn đề này lên hàng đầu. Tổ chức cho các
em giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian… để hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó cũng phải nghiêm khắc phê bình những em học sinh không chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức và học tập. Giao cho BCH Chi đoàn lớp theo dõi và báo cáo tình hình hoạt động của các học sinh cá biệt, để kịp thời xử lý không để quá muộn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng tất yếu phải xác định đúng và tìm cách giải quyết mâu thuẫn theo xu hướng vận động của quy luật. Chính vì vậy, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, cần vận dụng quy luật mâu thuẫn để chỉ ra nguồn gốc của mâu thuẫn và giải quyết đúng để tạo động lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đoàn thể có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong Nhà trường.
2. Kiến nghị
Cần nghiên cứu, vận dụng rộng rãi quy luật mâu thuẫn của triết học Mác - Lênin để giải quyết những mâu thuẫn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và nhiều lĩnh vực khác.
Để nâng cao chất lương giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải xác định đúng các mâu thuẫn để vận dụng hiệu quả. Tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhằm thu hút ĐVTN tham gia rèn luyện và tu dưỡng đạo đức một cách tích cực.