đoạn mang thai
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của một trang trại, chính vì vậy phải thực hiện rất nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chính xác mới đạt được năng suất cao. Để tăng năng suất chung của toàn trại việc cần làm là tăng tỉ lệ đẻ, tăng số con/nái/năm, đồng thời giảm tỉ lệ loại thải, tỉ lệ chết nái, chết con. Do đó, quy trình kỹ thuật tốt cần phải đáp ứng được 3 mục tiêu là: Con giống tốt; quản lý, chăm sóc tốt và phòng, trị bệnh nghiêm ngặt.
- * Giống:
- Muốn chọn được con giống có chất lượng tốt thì từ khi sinh ra cho đến
lúc chọn giống lợn phải đạt khối lượng > 80 kg. Lợn phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đảm bảo, thức ăn chất lượng cao để lợn bộc lộ hết tiềm năng di truyền của giống. Tiến hành chọn giống theo các chỉ tiêu: ADG (bình quân tăng khối lượng/ngày), FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), BF (độ dầy mỡ lưng).
- Chọn bộ phận sinh dục: Có số vú từ 12 đến 16 vú, cân đối, khoảng cách
giữ các vú đều lộ rõ, không có vú lép, kẹ. Hai hàng vú cách đều nhau từng núm to đều, trơn, tròn bóng, hồng, chỉ chọn lợn hậu bị có vú 1 hoặc 2 tầng.
- Lợn đực giống: 2 dịch hoàn to đều, không treo cao, không trễ thấp. Da dịch hoàn trơn nhẵn, không quá bóng và cũng không nhăn nheo, phụ dịch hoàn nổi rõ thể hiện tính hăng. Bao quy đầu to vừa, không tịt.
- Lợn hậu bị: Âm môn hình trái tim (quả đào), xuôi không hất lên, âm môn to, mẩy, không đầu thừa của niệu quản.
❖ Tuổi động dục lần đầu:
- Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau phụ thuộc vào giống lợn.
- Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [4], thì tuổi động dục đầu tiên ở lợn nái nội rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn từ 6 - 8 tháng khi đạt 65 - 80 kg, các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
❖ Tuổi phối giống lần đầu:
- Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa tiến hành phối
giống cho lợn nái vì thời điểm này lợn chưa thành thực về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít. Người ta thường tiến hành phối giống cho lợn nái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3.
- Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần
đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu.
- * Chu kỳ động dục (ngày):
- Động dục: là một quá trình sinh lý, được bắt đầu khi cơ thể đã thành thục về tính, cứ sau một thời gian nhất định trong cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có một số sự thay đổi như: âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng phát triển thành thục chín và rụng, niêm dịch trong đường sinh dục được phân tiết, con cái có phản xạ về tính... sự thay đổi đó xảy ra trong một thời gian lặp đi lặp lại có tính chu kỳ gọi là chu kỳ tính (chu kỳ động dục).
- Chu kỳ tính dục: Ở gia súc, việc giao phối bị hạn chế trong khoảng thời gian chịu đực, trùng hợp với thời gian rụng trứng, vì vậy việc nghiên cứu chu kỳ tính dục sẽ giúp cho chúng ta xác định được thời điểm phối giống thích hợp, nâng cao được năng suất sinh sản của con cái. Trung bình ở lợn chu kỳ động dục: 19 - 20 ngày, thời gian chịu đực: 48 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng là 35 - 45 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn, đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ.
- Cơ chế động dục: Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], nghiên cứu cơ chế động dục của lợn nái: Khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, pheromone của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH, làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục,thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có biểu hiện động dục ra bên ngoài.
- Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [15] thì chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn:
- + Giai đoạn trước động dục:
- Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống
mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone estrogen. Thay đổi của đường sinh dục: Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết.
- + Giai đoạn động dục:
- Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng. Bao noãn tiết
nhiều estrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: Hưng phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực.
- Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì
âm hộ
đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn. Cuối giai đoạn này thì trứng rụng. - + Giai đoạn sau động dục:
- Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra progesteron có tác dụng ức
chế sự
co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. Biểu hiện hành vi về sinh dục: Con vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác nhảy lên, và dần trở lại trạng thái bình thường.
- + Giai đoạn yên tĩnh:
- Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái bình thường, biểu hiện
hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo.
- * Thời gian mang thai (ngày):
❖ Tuổi đẻ lứa đầu:
- Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên ❖ Sắp xếp lợn nái trong chuồng:
- Lợn nái phối xong được xếp theo tuần phối hoặc hình vòng tròn (mô hình cuốn chiếu).
- Lợn nái cai sữa từ chuồng đẻ xuống được sắp xếp nơi gần lợn đực nhất, có nhiều ánh sáng, tiếng ồn...
- Những lợn nái có vấn đề: Đau chân, xảy thai, viêm có mủ cơ quan sinh dục. được sắp xếp vào một khu riêng cuối hướng gió.
❖ Kiểm tra nái hàng ngày:
- Theo dõi nái theo thời khoá biểu làm việc hàng ngày: sáng - trưa - chiều, kiểm tra nái lốc, bỏ ăn, đau chân, sảy thai ngày 1 lần.
- Kích thích lợn nái lên giống: ngày cai sữa nên cho nái ăn một bữa 0,5kg thức ăn vào buổi sáng, chiều cho nhịn, đưa về khu nhốt nái chờ phối và hàng ngày cho lợn đực đi kiểm tra phát hiện động dục. Từ 1 - 2 ngày sau cai sữa nhốt lợn vào ô tập trung theo tuổi và thể trạng của lợn nái giúp nái nhanh lên giống.
❖ Chuồng trại hợp lý:
- Kết cấu xây dựng chuồng trại đúng quy cách làm sao thuận tiện, đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả cao, ... Chỉnh nhiệt độ luôn luôn phù hợp, vào mùa hè ổn định nhiệt ở mức 25 - 28°C. Ngoài ra cần chú ý đến ẩm độ, tốc độ gió, mùa vụ, khí hậu. Phải thường xuyên kiểm tra chuồng trại: quạt hút, khe hở, nước làm mát, trần, bạt, ánh sáng, tiếng ồn.
❖ Chế độ dinh dưỡng:
- Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải
cung cấp
- cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: Dinh dưỡng năng lượng,
dinh dưỡng protein,
ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.
- Nhu cầu năng lượng: Năng lượng là không thể thiếu cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: Gluxit chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
- Ảnh hưởng của khoáng chất: Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng dấu vết. Ví dụ: canxi làm ngăn trở việc hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa.
- Ảnh hưởng của vitamin: Vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12 và một số loại vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt.
- + Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang
thai dễ xảy thai, đẻ non.
- + Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
- + Thiếu vitamin E: Lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không
động dục hoặc chậm động dục.
- Đặc biệt lợn nái mang thai nếu thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng
sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con,... là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả chăn nuôi.
- Nhu cầu về protein: Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Tuy nhiên, việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan,... hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
- ❖ Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai - Dinh dưỡng lợn nái mang thai :
- Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5], việc chăm sóc lợn mẹ có
vai trò
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái có chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn thêm.
- Đối với lợn nái hậu bị hay lợn nái vừa cai sữa, khẩu phần ăn phù hợp
rất cần thiết. Lợn hậu bị trước khi đến khi phối cần có khối lượng cơ thể cân đối, cùng với sức khỏe đảm bảo, không viêm nhiễm, quá gầy, ảnh hưởng đến thời gian động dục, khả năng đậu thai. Lợn nái sau khi cai sữa xong thường giảm khối lượng cơ thể, có nhiều con sức khỏe giảm, gầy yếu, việc cung cấp khẩu phần ăn là để bù đắp lại khối lượng cơ thể để chu kỳ độc dục xuất hiện nhanh và tỷ lệ đậu thai cao.
- Trong giai đoạn chửa kỳ I khẩu phần ăn của lợn phải có tỷ lệ
protein là
13 - 14%, năng lượng trao đổi từ 2.800 - 2.900 Kcal. Nhưng ở giai đoạn II tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn phải cao hơn từ 15 - 20%. Ở giai đoạn I bào thai chưa phát triển mạnh, dinh dưỡng chủ yếu dành cho lợn nái để duy trì cơ thể,
- một phần nhỏ là để nuôi bào thai. Giai đoạn II tốc độ phát
triển của bào thai
rất nhanh, cần dinh dưỡng nhiều cho bào thai để lợn con khi sinh ra đạt yêu
cầu về khối lượng theo từng giống. Đối với lợn Larndrace thì khối lượng lợn
con sơ sinh trung bình đạt 1,4 kg/con, lợn Yorkshire khối lượng lợn con sơ sinh là 1,3 kg/con.
- Khi xác định được lượng cám cho ăn trong một ngày cần phải chú ý
đến thể trạng của lợn nái, sức khỏe, giống và khối lượng của lợn nái, giai đoạng thai kỳ của lợn nái mang thai, loại cám, chất lượng, phẩm chất của cám, nhiệt độ chuồng nuôi. Ví dụ như lợn nái mang thai kì II cho ăn với khẩu phần ăn nhiều hơn giai đoạn I, gầy cho ăn nhiều hơn, lợn béo cho ăn ít hơn. Mùa đông thì cho ăn với khẩu phần ăn tăng lên khoảng 0,3 - 0,5 kg/nái, nhiệt độ chuồng phù hợp là nằm trong khoảng từ 25 - 30°C.
- Đối với lợn nái mang thai lần đầu thì dinh dưỡng có thể tăng lên
10 -
15% vì ngoài dinh dưỡng nuôi bào thai thì lợn cần dinh dưỡng để phát triển cơ thể. Đối với lợn nái tách con thì cần phải cho ăn tăng lên để rụng nhiều trứng, tăng số con đẻ ra cho lứa sau. Việc tăng giảm khẩu phần ăn còn tùy thuộc vào lợn nái béo hay gầy.
- Trong chăn nuôi công nghiệp người ta sử dụng thức ăn tinh, mùi thơm
ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với lợn nái trong từng giai đoạn mang thai.
- Gần đến ngày đẻ cần giảm lượng cám xuống nhưng vẫn đảm bảo dinh
dưỡng bằng cách sử dụng cám giàu dinh dưỡng. Không được cho lợn nái ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn có độc gây sảy thai, đẻ non. Không cho ăn quá nhiều với lợn sau phối 35 ngày. Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong từng kì có chửa và có khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kì nuôi con.
- Bảng 2.1: Định mức ăn dành cho lợn nái mang thai - Giai đoạn mang thai
- Lượng thức ăn kg/con/ngày
- Lợ n gầy - Lợn bình thường - Lợn béo
- Từ phối giống đến 84 ngày - 2,5 - 2,0 - 1,8
- Từ 85 ngày đến ngày thứ 110 - 3,0 - 2,5 - 2,5 - Từ ngày thứ 111 đến ngày
thứ 113
- 2,0 - 2,0 - 2,0
- Từ ngày thứ 114 đến khi đẻ
- Cho ăn ít hoặc không cho ăn + nước uống tự do
- Theo Nguyên Thanh Sơn, Nguyên Quê Côi (2005) [12]
-
- Ảnh hưởng của khẩu phần ăn không phù hợp đối với lợn nái mang thai:
- + Cho lợn nái ăn quá nhiều:
- về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí, dư thừa