3 lần/ ngày, dùng đến khi hết nôn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được qua thời gian thực tập, em có một số kết luận sau:
- Trong tổng số 124 ca bệnh ở mèo mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet, mèo mắc bệnh KST chiếm tỷ lệ cao nhất là
37,90 %,
thấp nhất là các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ 6,45%.
- Mèo trúng độc do ăn phải bả chuột được điều trị khỏi (chiếm tỷ lệ 100%), mèo trúng độc do sử dụng thuốc quá liều không qua khỏi (chiếm
tỷ lệ
0,00%).
- Mèo có biểu hiện bệnh lý trên hệ niệu được khám và điều trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet chiếm tỷ lệ 29,84%.
- Tỷ lệ mèo mắc viêm bàng quang vô căn chiếm tỷ lệ cao nhất (47,06%) trong tổng số con mắc các bệnh trên hệ niệu đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Thú cảnh Greenpet.
- Chế độ ăn kém (chiếm tỷ lệ cao nhất 52,94%) là nguyên nhân chính gây cho mèo mắc các bệnh trên hệ niệu đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Thú cảnh Greenpet.
- Độ tuổi từ 2 đến 5 năm là độ tuổi mèo hay biểu hiện bệnh trên hệ niệu nhất trong quá trình em thực tập, chiếm tỷ lệ 64,71%.
so với con cái (21,43%).
- Tỷ lệ nhóm mèo ngoại (88,24%) mắc bệnh trên hệ niệu cao hơn so với nhóm mèo nội (11,76%).
- Tiểu ra máu (76,47%) và đái rắt (76,47%) là hai biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất khi mèo mắc các bệnh trên hệ niệu được đến khám và điều
trị tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet.
- Đối với mẫu xét nghiệm nước tiểu của 16 mèo mắc bệnh trên hệ niệu thì tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu xuất hiện trong mẫu nước tiểu là 100%, tỷ lệ
xuất hiện tinh thể là 25%, tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn là 31,25%.
- Sự thay đổi chỉ số sinh lý, sinh hóa máu của 3 mèo đại diện mắc bệnh hệ niệu thể hiện ở số lượng bạch cầu của mèo mắc bệnh (17,06 ± 1,84) cao
hơn so
với chỉ số bình thường. Số lượng bạch cầu tăng thể hiện sự viêm nhiễm và
viêm nhiễm ở mức độ nào.
- Kết quả điều trị trên mèo có bệnh lý viêm bàng quang đạt hiệu quả cao chiếm tỷ lệ (75,00%). Tỷ lệ khỏi bệnh của con vật phụ thuộc vào thể
trạng của
từng con vật.
Qua 5 tháng thực tập tại Bệnh viện Thú cảnh Greenpet em đã được học hỏi và được hướng dẫn thêm nhiều điều về kiến thức:
+ Chẩn đoán lâm sàng một số bệnh nội khoa, bệnh truyền nhiễm ở chó, mèo.
+ Tham gia vào công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó, mèo. + Tham gia quá trình điều trị, chăm sóc cho chó, mèo: rửa vết thương, tiêm thuốc, truyền tĩnh mạch, cho chó, mèo uống thuốc ...
+ Được trang bị bài bản một số kỹ năng bởi các bác sĩ tại bệnh viện.
Vì thời gian nghiên cứu và số mẫu còn hạn chế nên số liệu và đánh giá còn khách quan, cần nghiên cứu chi tiết hơn nữa.
Khuyến cáo tới chủ vật nuôi về chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi mèo điều trị khỏi ở bệnh viện trở về nhà tránh tình trạng tái phát.