Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

Một phần của tài liệu GA lop 4 tuan 7 CKTKN.doc (Trang 28 - 33)

trường hợp.

-Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.

-Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

-Tính giá trị của biểu thức. -Biểu thức a + b + c. -HS làm VBT.

-Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.

-Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.

-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

-Đều bằng 0.

-Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào VBT.

-HS đọc.

-Ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau. -Là a + b + c.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm) b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm) c) P = 6 + 6 + 6 = 18 (dm)

-HS cả lớp.

TẬP LÀMVĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu:

• Dựa trên những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các nội dung của bài văn của một câu chuyện.

• Sử dụng tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động.

• Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.

II. Đồ dùng dạy học:

• Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước.

• Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK.

• Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần … để HS viết, mỗi phiếu ghi một đoạn.

III. Hoạt động trên lớp:

1. KTBC:

-Gọi 3 HS lê bảng mỗi HS kể 3 bức trang truyện Ba lưỡi rìu.

-Gọi 1 HS kể toàn truyện . -Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

-Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

-Mọi công việc đều bắt đầu từ việc nhỏ nhất, mọi thiên tài đều bắt đầu từ trẻ em. Cô bé Vi- li-a đã làm gì để đạt được ước mơ của mình? Hôm nay, các em dựa vào cốt truyện để viết những đoạn văn kể chuyện.

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

-Gọi HS đọc cốt truyện.

-Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một làn xuống dòng.GV ghi nhanh lên bảng.

-Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Bài 2:

-Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện.

-Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm..Yêu cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn.

Chú ý nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn để viết nội dung cho hợp lý.

-Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

-Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm.

-Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh

-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.

-Bức tranh vẽ cảnh 1 em bé đang dọn vệ sinh chuồng ngựa đang chuyện trò, âu yếm chú ngựa trước sự chứng kiến của ông giám đốc rạp xiếc.

-Lắng nghe.

-3 HS đọc thành tiếng.

-Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

+Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên

xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.

+Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và

được giao việc quét dọn chuồng ngựa.

+Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ

và làm quen với chú ngựa diễn.

+Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 diễn viên giỏi

như em hằng mong ước.

- 1 HS đọc thành tiếng.

-4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm.

-Dán phiếu, nhận xét, bổ sung phiếu của các nhóm.

-Theo dõi, sửa chữa. -4 HS tiếp nối nhau đọc. VD: Đoạn 1:

-Mở đầu -Diễn biến

Nô-en nay ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

Chương trình xiếc hôm ấy tiếc mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiệt mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm.

Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng-đo-lin, tay kia gãy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va-li-a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó.

-Kết thúc Đoạn 2: -Mở đầu -Diễn biến -Kết thúc Đoạn 3: -Mở đầu -Diễn biến -Kết thúc Đoạn 4: -Mở đầu -Diễn biến -Kết thúc

Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô- phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

Sáng hôm ấy, em bé đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp, bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi.

Bác giám độc gật đầu cười bảo em; “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên”.

Thế là từ hôm đó ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.

Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí, nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.

Thế rồi, cũng đến ngày Va-li-a cũng trở thành một diễn viên thực thụ.

Cử mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên vẻ thán phục hiện rõ trên gương mặt từng khán giả. Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật.

3. Củng cố – dặn dò:

-Nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. Mục tiêu:

• Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

• Viết đúng tên người, tên địa lý Việt namtrong mọi văn bảng.

II. Đồ dùng dạy học:

• Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng … phía dưới.

• Bản đồ địa lý Việt Nam.

• Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC:

-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ?

-Gọi 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 HS viết tên các danh lam thắng

-1 HS lên bảng. -2 HS lên bảng viết.

cảnh mà em biết?

-Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã giao về nhà và cho biết em đã viết hoa những danh từ nào trong đoạn văn? Vì sao lại viết hoa?

-Nhận xét và cho điểm từng HS .

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải.

-Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.

-Gọi 3 nhón dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.

-Gọi HS nhận xét, chữa bài.

-Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. -Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?

Bài 2:

-Gọi HS đọc yêu cầu.

-Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. -Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm.

Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất.

-Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm. -Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. -Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.

-2 HS đọc và trả lời.

-2 HS đọc thành tiếng.

-Hoạt động trong nhómtheo hướng dẫn. -Dán phiếu.

-Nhận xét, chữa bài.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà. -1 HS đọc thành tiếng. -Quan sát:

Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội. -1 HS đọc thành tiếng. -Quan sát. -Lắng nghe. -Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm.

-Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm. -Viết tên các địa danh vào vở.

Ví dụ:

Tỉnh -Vùng tây Bắc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình

-Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.

-Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình.

-Vùng Bắc Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

-Vùng Nam Trung bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.

-Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu.

-Vùng tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

TP thuộc Trung ương

Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Danh lam Thắng cảnh

-Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, sông Hương…

-Núi Tam Bảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, động Phong Nha…

-Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục…

Di tích lịch sử Thành Cổ Loa, văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Đế, hang PácBó, cây đa

Tân Trào…

3. Củng cố – dặn dò:

-Hỏi : tên người và tên địa lý Việt Namcần được viết như thế nào? -Nhật xét tiết học.

-Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới.

KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (3 tiết ) BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (3 tiết )

I/ Mục tiêu: -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.

-Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

-Yêu thích sản phẩm mình làm được. II/ Đồ dùng dạy- học:

-Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải …)

-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm. +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.

+Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định:Hát.

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới:

a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .

b)Hướng dẫn cách làm:

* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát

và nhận xét mẫu.

-GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).

-Chuẩn bị đồ dùng học tập

-GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.

* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ

thuật.

-GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.

+Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.

+Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.

-GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.

-GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải. -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK

* Lưu ý:

Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.

-Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác. -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).

-GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.

3.Nhận xét- dặn dò:

-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.

-HS quan sát và trả lời.

-HS đọc và trả lời.

-HS thực hiện thao tác gấp mép vải. -HS lắng nghe.

-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.

-Cả lớp nhận xét.

-HS thực hiện thao tác.

Âm nhạc:: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE ÔN TẬP TĐN SỐ 1

Một phần của tài liệu GA lop 4 tuan 7 CKTKN.doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w