KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 76 - 78)

5.1. Kết luận

Trong quá trình 6 tháng thực tập tại trại, em tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị các bệnh cho lợn nái trong thời gian mang thai tại trang trại, em có một vài kết luận sau đây:

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái mang thai đã hạn chế được các rủi ro và nâng cao năng suất chăn nuôi.

Đến tháng 1/2021 theo dõi được 138 nái mang thai, phát hiện 82 nái mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, trong đó có 12 nái sảy thai chiếm tỷ lệ 8,69%. Nái bị viêm tử cung trong giai đoạn mang thai có 15 nái chiếm 10,87%. Nái bị đau móng, viêm khớp có 19 nái chiếm 13,77%. Nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân có 38 nái chiếm 27,54%.

Tiến hành sử dụng phác đồ để điều trị nái mắc bệnh trong thời gian mang thai. Điều trị cho lợn nái sau khi sảy thai bằng Dufamox 150/40 khỏi 11 nái trên 12 nái điều trị đạt 91,7%. Điều trị viêm tử cung sử dụng Dufamox 150/40 khỏi 12 nái trên 15 nái điều trị đạt 80,00%. Điều trị nái đau móng, viêm khớp bằng Penstrep LA khỏi 16 nái trong tổng số 19 nái đạt 84,2%. Điều trị nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân khỏi đạt 100%.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin tại trại được thực hiện chặt chẽ, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm phòng đều đảm bảo khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mãn tính, hiệu quả phòng bệnh 100 %.

Công tác vệ sinh phòng bệnh bằng cách phun thuốc sát trùng chuồng trại, rắc vôi đường đi, hành lang, vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi được tiến hành chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh trong chuồng trại.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian tới, trang trại cần thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.

Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc. Sự phân chia công việc hợp lí, phù hợp với sức khỏe, kinh nghiệm, chuyên môn của công nhân làm việc tại trại.

Các công tác sát trùng tiến hành chặt chẽ, thường xuyên hơn, nhất là trong

thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh như năm nay, hạn chế công nhân, người ngoài ra vào trại. Nếu ra vào thì sát trùng, cách ly nghiêm túc, cẩn thận, đồ vật đưa từ bên ngoài vào có thể phun thuốc sát trùng, bỏ vào tủ UV sát trùng.

Công tác thú y cần đẩy mạnh việc sử dụng thử ghiệm các loại thuốc mới có hiệu quả cao hơn, các loại thuốc đó yêu cầu phải an toàn đối với lợn nái mang thai, không gây ra ảnh hưởng có hại đến sự phát triển của bào thai.

Kiểm tra, theo dõi đàn lợn nái từ khi chọn nái hậu bị, lợn nái mang thai, lợn nái sau cai sữa để đảm bảo sức khỏe của đàn lợn luôn tốt, trẻ hóa cơ cấu đàn

lợn nái để có năng suất sinh sản cao, loại bỏ lợn nái đã già, đẻ nhiều lứa, lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w